THÂN CHÀO QUÝ BẠN
Blogger nầy chỉ tồn trử kiến thức và kinh nghiệm về nghề “Materials Testing”, “Textile Screen Printing” và “Internet Programming” của một kỹ sư đã phục vụ tại :
* Trung Tâm Khảo sát Kỹ Thuật Quân Nhu /QLVNCH “ & “ Viện Quốc Gia Định Chuẩn/VNCH”
* Xí nghiệp “Hiệp Hưng / VN” ( sãn xuất giày vãi cao su )
"Bradbury Company Inc/USA"(Textile Screenprinting,Imprinted Sportswear Programs) & “Sundance Graphics Inc / USA” ( in bông vãi sợi ) từ năm 1965 để dành cho thế hệ trẻ muốn học nghề.
Vạn Vật Thái Bình (PEACE ON EARTH).

Sunday, June 1, 2014

METHOD OF MANUAL SCREEN PRINTING

 PHƯƠNG PHÁP IN KHUNG VẢI BẰNG TAY
Thông thường nếu ngừơi thợ có tay nghề từ 3 đến 6 tháng kinh nghiệm có thể in bằng tay những bức hình sắc sảo.
Khi bắt đầu tập in bằng tay cần chú ý đến một số chi tiết căn bản sau đây : Chọn cái gạt mực goị là squeezee cho thích hợp. Chú ý đến góc in gọi là printing angle hay còn gọi là squeezee angle. Chú ý đến squeezee pressure. Số lần gạt mực gọi là strokes.Trải mực goị là flood.Cách cầm cái gạt mực.Sấy khô sơ khởi gọi là flash.Khỏang cách giữa lưới khung in với vải được in gọi là off-contact.

* Chọn squeezee.
Squeezee gồm có một miếng nhựa hoặc cao su  gọi là blade dàỳ gắn chặc vào cán gổ hay cán kim loại nhờ 3- 4 đinh ốc có thể tháo rời được.
Phần blade làm bằng cao su nhân tạo neoprene hay bằng nhựa high density polyurethane xếp làm 3 nhóm tuỳ theo độ cứng gọi là Shore A hardness. Nhóm mềm có độ cứng 45-50.Nhóm trung bình có độ cứng 55-70. Nhóm cứng có độ cứng lớn hơn 75.
Đầu squeezee phải phẳng,không được lồi lõm và có 4 hình dạng khác nhau như hình vẽ. Tùy theo mesh count của lưới khung mà chọn lựa dạng squeezee thích hợp theo hình vẽ nầy.
Lưu ý môĩ lần thay đổi squeezee  thì bức hình in ra sẽ thay đổi theo.

Thông thường xử dụng squeezee có độ cứng  70  độ Shore A .

Góc cạnh của squeezee cần phải hợp với mesh count.
Số 1 dùng cho mesh count 230 và lớn hơn.
Số 2 dùng cho 160 - 200. Số 3 dùng cho 110 - 140.
Số 4 dùng cho 86 và nhỏ hơn.

Kinh nghiệm cho thấy góc cong của đầu squeezee càng lớn khì cần in nhiều mực và in mực có phân tử lớn như shimmer ink,metallic ink,opaque ink …
Số 1 goị là square edge rất thông dụng và dùng cho mesh count lớn hơn 230.
Số 2 goị là square with rounded corner on one side dùng cho mesh count 160-200 .
Số 3 goị là round edge dùng cho mesh count 110-150.
Số 4 áp dụng cho mesh count nhỏ hơn 80.
Sau nhiều lần xử dụng ,đầu squeezee bị mòn nên cần phải mài lại bằng máy mài có vận tốc 1000-1300 rpm.


Sau khi in xong, squeezee phải được rửa sạch bằng
solvent không độc hại và phơi khô trên giá.


* Printing angle và squeezee pressure
Làm thay đổi bề dày của lớp mực được ép xuyên qua khung lưới.
Giử góc in khoãng 15 độ và d̀ung sức ép squeezee  vừa phải gọi là enough pressure để :
- Lưới khung tiếp xúc với vật được in. Cào sạch mực ở những chỗ không có hình và mở trống những chỗ có hình để cho lần in kế tiếp mực xuyên qua dễ dàng.
- Nếu ép squeezee mạnh quá sẽ đẩy mực xuyên qua vật được in  làm cho bức hình nhòa vì nhiều mực.
- Ngoài ra nếu ép squeezee quá mạnh sẽ làm sai lệch register và  làm rách lớp keo tráng stencil.

Off-contact
Khỏang cách giữa lưới khung với bàn in có trải vật liệu để in gọi là off-contact.
Phải dò tìm khỏang cách đó và điều chỉnh ở mức vừa đủ để không cần ép qúa mạnh squeezee và khi lưới khung tiếp xúc được với vải in rồi thì tự đàn hồi trở lại chứ không nằm bẹp trên lớp mực ước.
Lưu ý khoảng cách off - contact càng xa hay cao thì càng phải ép squeezee rất mạnh.Nếu ép squeezee mạnh quá thì lớp stencil tráng khung sẽ bị lủng thành nhiều lổ nhỏ gọi là pinholes hoặc bể đứt và mặt đáy khung sẽ đọng đầy mực goị là ink pick-up.
Khoảng cách off-contact sẽ rất thấp nếu lưới khung có sức căng lớn hoặc khoảng trống giữa đầu mút squeezee với thành khung rất ngắn.
Thông thường khoảng cách off-contact trung bình là 1/8 inch.

Off-contact là khoảng cách giữa screen fabric
và  bàn in có lót giấy xốp gọi cushioned pallet.



* Strokes và flood.
Tuỳ theo mesh count của khung vải và tuỳ theo đặc tính của hình trên khung vải, chúng ta tự chọn số lần floods và số lần strokes miển sao hình rỏ đẹp và không bị nhoà (smear).
* Flash curing. Sấy khô tạm thời goị là flash curing nhằm mục đích làm cho  lớp mực plastisol sờ không dính tay mà thôi để có thể in tiếp tục những màu khác chồng lên.Ở giai đọan nầy mực sẽ hóa thành trạng thái gọi là gelled ink khi gặp nhiệt độ 160-240*F .
Có thể pha thêm vào mực chất additive để gia tăng tốc độ mức hóa gel
Điều chỉnh nhiệt độ,khoảng cách của lò sấy để sờ tay vào bản in không thấy dính.Chú ý không sấy quá độ sẽ làm cho các màu in kế tiếp không bám chặc lên màu đã sấy.