THÂN CHÀO QUÝ BẠN
Blogger nầy chỉ tồn trử kiến thức và kinh nghiệm về nghề “Materials Testing”, “Textile Screen Printing” và “Internet Programming” của một kỹ sư đã phục vụ tại :
* Trung Tâm Khảo sát Kỹ Thuật Quân Nhu /QLVNCH “ & “ Viện Quốc Gia Định Chuẩn/VNCH”
* Xí nghiệp “Hiệp Hưng / VN” ( sãn xuất giày vãi cao su )
"Bradbury Company Inc/USA"(Textile Screenprinting,Imprinted Sportswear Programs) & “Sundance Graphics Inc / USA” ( in bông vãi sợi ) từ năm 1965 để dành cho thế hệ trẻ muốn học nghề.
Vạn Vật Thái Bình (PEACE ON EARTH).

Thursday, June 5, 2014

MAKING YOUR OWN SCREENS FOR TEXTILE SCREEN PRINTING

TỰ MÌNH LÀM KHUNG IN VẢI SỢI
Lưới làm khung có thể là lụa tơ tằm, nylon, polyester, polyester mạ kim loại, thép không rĩ, đồng phôt pho gọi là phosphobronze.
Vào thời kỳ mới phát minh cách in vải sợi bằng khung,người ta dùng lụa tơ tằm làm lưới khung..Do đó mới có cái tên in khung luạ goị là silk screen printing.
Ngày nay lụa tơ tằm được thay bằng lưới nylon hoặc polyester lâu mòn, lâu đứt, đàn hồi tốt hơn và rẽ tiền hơn lụa tơ tằm.
Lướị dệt bằng sơi liên tục không gían đoạn được gọi là monofilament hoặc sợi do nhìều xơ nhỏ se kết lại gọi là multifilament.
Loại lưới dệt bằng multifilament có khuyết điểm mực in kẹt lại trong xơ khó chùi sạch, mau mòn,hình in ra thô không đẹp.Chỉ nên dùng lại lưới nầy khi  chung ta muốn in lớp mực dày.
1 - Cách nhận diện và chọn  lưới.
Trên mặt hàng lưới dệt bằng monofilament, nhà sản xuất phải in 3 chi tiết chính :tên của sợi lưới là gì và hai con số kẹp với nhau.Thí dụ polyester 173/55 .Qui ước nầy cho người xữ dụng biết mỗi inch có 173 lổ và độ lớn của sợi dệt lưới là 55 denier.Con số đầu nếu càng lớn thì lổ càng nhỏ.Thí dụ lưới 230 có lổ nhỏ hơn lưới 110; lưới 305 có lổ nhỏ hơn lưới 230.
Dùng chữ lổ (holes) thay cho chữ sợi (threads)để dễ nhớ hơn nếu không chuyên môn về ngành dệt vải sợi.
Con số thứ nhì càng lớn thì sơi dệt có đường kính lớn theo.Sợi 75 denier to hơn sợi 55 denier.

Lưới màu trắng 180, màu cam 400, màu vàng 230


Trên mặt hàng lưới dệt bằng xơ multifilament thì ký hiệu được viết theo cách khác như sau.Thí dụ lưới 10X, 10XX, 10XXX. Càng nhiều chữ X thì sợi càng to. Lưới 6XX có 74 lổ /in, lưới 16XX có157 lổ /in, lưới 21XX có 300 lổ /in.
Lưới 10XX tương đương với lưới polyester 110-125.
Lưới bằng kim loại.Loại lưới mạ kim loại dệt bằng sợi polyester gọi là metallized polyester có tráng mặt ngoài một lớp kim loại không rĩ có độ chà mòn rất cao.Muốn xử dụng loại lưới nầy cần phải làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Còn loại lưới dệt bằng sơị kim loại thì dùng để in trên sành sứ và mạch địên tử.Lưới có ưu điểm mực xuyên qua đầy đủ nên nét in rõ đẹp.Khi in xong muốn tái xử dụng  phải đốt nhanh qua ngọn lữa của khí đốt.

* Tuỳ theo hình vẽ hay hình chụp bằng máy ảnh, chúng ta chọn lưới có lổ thích hợp.Nếu không chọn tốt khi in bức hình sẽ có hiện tượng gọi là Moiré nghĩa là có những đường ngắn nằm nghiêng.
* Nếu bức hình cần in mực plastisol glitters thì chọn lưới 25-40
* Nếu bức hình cần in mực plastisol puff, plastisol metallics thì chọn lưới 70-86
* Nếu bức hình cần in màu fluorescent thì chọn lưới 109 , 110 , 175 hoặc 180 vì mực fluorescent có hạt lớn hơn loại mực thường.
* Những búc hình in bằng mực thường không có gì đặc biệt thì chọn lưới 158,160, 175, 180.
* Đối với hình chụp bằng máy ảnh hay hình có haftone cần phải in bằng mực haftone hay mực four colors prosess thì đặt dương bản lên lưới rồi xoay dương bản có đèn rọi phía dưới kiểm soát nếu không thấy có Moiré thì chọn lưới đó.
Haftone là tập hợp những chấm có nhiều cở nhỏ và lớn có màu đậm hoặc lợt gọi là dotcấu tạo nên bức hình.Vùng có chấm lớn thì màu đậm vùng có chấm nhỏ thì màu lợt. Số lượng chấm được đo bằng lpi nghĩa là lines per inch..Nhìn bằng mắt trần chỗ nào có 85 lpi thì thấy chổ đó liên tục không có dot.Theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy nếu thấy hình có từ 10-90% haftone thì chọn lưới có lổ 230, 305
2 – Chọn vật liệu làm khung và cách căng lưới.
* Vật liệu làm khung là gổ hoặc kim loại, hợp kim mhôm.
Khung làm bằng gổ có ưu điểm dễ thực hiện,giá rẽ và rất phổ thông nhưng có khuyết điểm bị mo cong.Sau vài lần in lưới gỉam sức căng làm cho sự lấy dấu goị là registration của các khung in chồng lên  khung đầu tiên khó khăn, mất thì giờ và không chính xác.
Chỉ nên xử dụng loại khung làm bằng gổ khi in 2-3 màu và khi tài chánh còn quá eo hẹp.
Để chống sự mo cong và ngấm nước hoặc ngấm dầu , khung gổ phải được nhúng trong vẹc ni .Nếu tự mình ráp khung thì bốn góc phải trét keo epoxy và đóng đinh 3 cái đinh để khung vững chắc.
Gổ làm khung tùy thuộc nơi sinh sống của chủ xí nghiệp.Tại USA người ta dùng gổ white pine,gổ spruce,gổ mahogany.

Nếu chọn gổ tốt, và làm đúng như trên, khung gổ theo kinh nghiệm của người viết bài nầy đã từng tự làm lấy trên 300 khung gổ gồm nhiều cở rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ và thật nhỏ đã xài từ 8-10 năm vẫn không mo cong hay mục rã.Trong thời gian nầy chỉ thay đổi lưới khung mà thôi.
Ở những quốc gia còn nghèo thiếu nhiều phương tiện nên xử dụng khung làm bằng gổ.

 * Cách căng lưới không có máy căng ( Without Stretching Apparatus).
 -  Khung làm bằng gổ. Dụng cụ cần phải có : đồng hồ đo sức căng gọi là tensiometer,máy tạo hơi sép gọi la air compressor,dụng cụ đóng staples, keo epoxy, một cuộn nệp vải polyester hay nylon rộng khoãng 5/8 in,đinh staples,bàn có một rảnh dài và rộng khõang 5/16 in, một nệp sắt tráng kẽm dài và dày khoảng 4/16 in.



Đây là hình vẽ phương pháp căng vải khung tự mình sáng chế.
Kéo vải khung cho thật căng.Ép sắt chận vải vào
rảnh sâu bằng búa sắt.Tách rời vật nâng khung.
Hạ  từ từ khung xuống mặt bàn .Lấy một vật nặng chận khung.
Bôi keo epoxy trên vải thành khung rôi xịt activator.
 Dán vải lưới vào một đầu khung bằng keo epoxy rồi gá đầu đó vào một vật có chiều cao tự chọn để nâng khung.
Keó vải lưới cho thật căng rồi chận lưới cho thật chắc vào trong một rảnh sâu bằng một cái nệp sắt 
Hạ từ từ khung xuống mặt bàn. Lấy vật nặng đặt trên thành khung cho nằm sát với mặt bàn.
Dùng tension meter đo độ căng trước khi bôi keo epoxy. Nếu thấy độ căng còn yếu thì lấy nệp sắt ra rồi dựng khung cao thêm.


Tension meter

Trải keo epoxy lên thành khung có lưới và xịt activator.
Tiếp tục làm như vậy cho hai thành khung còn lại.
Nếu muốn khung không bị tróc keo khi xài lâu thì cần kẹp thêm trên 4 thành khung nệp vải nylon màu trắng có đóng staples. Xem hình chụp khung đã làm xong.


Đây là hình chụp khung gỗ
căng theo phương pháp mô tả trên.
  Khung roller frames làm bằng kim loại.
 Khung cấu tạo bởi 4 ống ( tubes) kim loại. Dọc theo mổi ống có một cái rảnh để kẹp lưới vào đó nhờ một cái nệp dẹp bằng plastic cứng. Sau khi kẹp chận lưới vào tất cả các rảnh của ống , dùng wrench xoay tất cả 4 ống để vải lưới căng thẳng vừa phải.
Đầu mỗi ống có một con ốc.Siết chặc các ốc của 3 ống  Xoay ống còn laị cho căng nhiều hơn trước rồi siết ốc.Tháo ốc của ống đối diện rồi xoay ống và siết ốc như đã làm.Tiếp tục làm như vậy cho 2 ống sau cùng.
Lưu ý phải xả bớt sức căng lưới ở 4 góc khung để lưới không bị đứt rách.


Một góc của khung roller frame
  

          Căng lưới khung roller frames.
Trước khi thực hiện căng lưới (tensioning frame) cần có những món ( items) kê sau.
 - 1  bàn thật vững chắc.
 - 1 đà nằm ngang bằng gổ hay bằng kim loại dùng chận khung nằm sát vào mặt bàn.
 - 2 wrenches :  wrench 1 dùng xoay ống khung và wrench 2 dùng siết ốc.
 - 4 clips do supplier cung cấp dùng kẹp vải lưới vào rảnh của ống khung
    trước khi chận bằng nêp plastic cứng.
 - Vải lưới có ghi rỏ mesh count.
 - Bảng ghi chép initial tension, relaxed tension before 1st run do supplier cung cấp.
 - Một cuộn nệp dẹp bằng plastic cứng do supplier cung cấp.
 - Một tension meter.          





Đây là loại khung kim loại lý tưởng nhưng đắc tiền vì bằng sáng chế.

Roller frames have 4 sides rotated. Along each side there is one groove or slot where fabric will be pressed down and secured by a plastic strap or 2 plastic rods together.
Roller frames have some convenience in stretching and re-tension.
For mesh count 355 the required initial tension should be 22 Newtons.After 4hrs the tension will be down to 18 .
For mesh count 305, we put the initial tension at 28 Newtons.After 4hrs of relax the tension will go to 22.
For mesh count 230 the initial tension is 30 Newtons.After 4hrs the tension will fall to 24 .
For mesh count 180 the initial tension is put at 32 Newtons and after 4hrs it will be at 26 .
For mesh count 110 the needed initial tension is 41 Newtons and after 4 hrs it will fall to 32.

Before coating emulsion,all screens should be re-tensioned back to the initial tension numbers and must be very clean .