THÂN CHÀO QUÝ BẠN
Blogger nầy chỉ tồn trử kiến thức và kinh nghiệm về nghề “Materials Testing”, “Textile Screen Printing” và “Internet Programming” của một kỹ sư đã phục vụ tại :
* Trung Tâm Khảo sát Kỹ Thuật Quân Nhu /QLVNCH “ & “ Viện Quốc Gia Định Chuẩn/VNCH”
* Xí nghiệp “Hiệp Hưng / VN” ( sãn xuất giày vãi cao su )
"Bradbury Company Inc/USA"(Textile Screenprinting,Imprinted Sportswear Programs) & “Sundance Graphics Inc / USA” ( in bông vãi sợi ) từ năm 1965 để dành cho thế hệ trẻ muốn học nghề.
Vạn Vật Thái Bình (PEACE ON EARTH).

Monday, May 26, 2014

HOW TO PRINT 100% POLYESTER OR 100% NYLON

IN BÔNG VẢI POLYESTER HAY NYLON 

In vải hay aó quần bằng 100% nylon hay 100% polyester hơi khó vì cần phải cẩn thận và chăm sóc nhiều hơn.
Khi in một T-shirt bằng cotton nếu bị hư hỏng thì chỉ mất vài USD nhưng nếu in một chiếc áo lạnh jacket hay áo thể thao bằng nylon hay polyester bị lem luốt thì phải bồi thường hơn 15 lần áo T-shirt cho nên khi chưa có kinh nghiệm thì không ai dám nhận in những mặt hàng nylon hay polyester.
Nylon sẽ co rút nhiều khi sấy,nếu có tráng waterproofing thì mực không dính.
Nếu in nhiều màu thì sẽ có vấn đề sai lệch registration vì nylon co rút sau mỗi lần làm flash cure.

Polyester cũng co rút khi sấy và có vấn đề dye migration hay bleeding làm lem luốt.
Mặc dầu mực dùng in polyester có pha trộn chất blocker nhưng khi gặp nhiệt độ trên 270*F màu trong mực vẫn trốn chạy ra khỏi mực nên gọi dye migration.

Chọn mực in.
Mực cần phải có đủ đặc điểm : opacity,brightness,durability to crocking, no bleeding or no dye migration , good curing,good adhesion.
Nếu mặt hàng là vãi miếng hay loại quần aó rẻ tiền,người viết bài nầy thường dùng mực plastisol trộn đều ( tính theo trọng lượng ) với10 % bonding agent còn được gọi là catalyst hay trộn theo bách phân của nhà cung cấp.Trộn ngay trên khung đang in chứ không cần trộn riêng ở ngoài.

Đối với những mặt hàng đắc tiền và muốn được dùng lâu như jacket thì nên chọn mực chế tạo đặc biệt dành in nylon và in polyester .
Phẫm chất loại mực chế tạo đặc biệt nầy tốt hơn và bền lâu hơn loại mực plastisol thường dùng nên cố nhiên đắc tiền hơn.
Thí dụ Công Ty Union Ink có Nyloc để in nylon nhưng phải trộn thêm với Nylobond-NYBD-9120 và Polyester Low Bleed Plastisol để in polyester.
Công Ty ICI-International Coatings Inks có 900 Series Nylon dùng in nylon.Một gallon Navy Blue 906LF giá bán 61USD và phải trộn với 8 oz catalyst gía 19USD
Công ty Willflex có Wilflex Pennant Series dùng in nylon nhiều mesh count khác nhau,Wilflex One-Step Nylon Ink dùng in nylon không có tráng lớp chống thấm nước gọi waterproofing và khi in thì nên trộn thêm 10 % Hugger Catalyst do Wilflex cung cấp cho chắc ăn.
Công Ty QMC có bán loại bonding agent có tên là Nylon Bonding Agent MF-66 dùng trộn với plastisol để in trên nylon jacket có tráng waterproofing
Lưu ý.

Mặc dầu các công ty chế tạo mực xác nhận sãn phẫm của họ đạt tiêu chuẩn hòan toàn nhưng chúng ta nên cẩn thận xin hoặc mua một số lượng rất nhỏ để trắc nghiệm trước nếu thấy tốt ,đạt yêu cầu rồi mới mua nhiều để đưa vào sãn xuất .
Đối với polyester vì thường xãy ra vấn đề dye migration sau khi in một tuần lễ nên cần phải trắc nghiệm trước rồi chờ qua khỏi thời gian đó mới bắt đầu thực hiện sãn xuất.
Rất thường xãy ra những trường hợp khách hàng đem tới xí nghiệp một lô hàng có nhản hiệu ghi rõ bằng vải nylon nhưng khi in cùng một loại mực thì thấy lẫn lộn vài sãn phẫm có màu in khác lạ.Khi xem xét tìm lý do thì mới biết đó là những mặt hàng bằng vãi polyester.

Rắp khung in và khung Hold Down Clamp vào bàn in.
Nếu mặt hàng là áo lạnh jacket nylon với số lượng không nhiều, chúng ta nên in bằng tay thì thuận tiện và dễ kiểm sóat hơn in bằng máy tự động.
Khung Hold Down Clamp rất quan trọng nếu thiếu thì không thể in được .Cần phải gắn khung nầy trước rồi sau đó mới gắn khung in.
Hạ khung Hold Down Clamp trên chiếc áo rồi kéo xung quanh chiếc áo cho chặc ..
Khung Hold Down Clamp làm bằng sắt xung quanh bên trong có dán một lớp plastic hay cao su có khía dọc để có thể chận ép chiếc áo không thể xê dịch.
Thành phần căn bản của khung như hình vẽ.Cần có thêm một cái khoá gắn gần chỗ tay cầm mà trên hình vẽ không thấy.Cái khóa nầy có công dụng giử chặc khung không bung lên được.Gắn khung dính vào bàn trải jacket bằng bảng lề có thuỷ lực hay lò xo tuỳ ý chúng ta tự chọn lấy.
Chúng ta có thể tự chế tạo khung vì mua rất đắc giá khõang 375USD / kích thước18x18 in

Mặt hàng nylon hay polyester phải được sấy chống co rút trước khi in .

Nylon và polyester co rút khi gặp nóng-exposed to heat- cho nên cần phải đươc sấy chống co rút trước khi in.
Trước khi bỏ jackets lên băng tải –conveyor dryer-chạy vào lò sấy ,phải xem xét nhiệt độ của lò sấy để không không làm chảy nylon hay polyester.
Nếu jacket dày cộm thì phải lấy vật liệu đè ép để jacket không bị kẹt và cháy trong lò sấy.
Nếu không muốn sấy trước để chống co rút thì phải hạ nhiệt độ flash cure với điều kịên mực vừa đủ khô khi sờ tay và mực phải bám dính tốt hoặc phải dùng mực ” fast fusion plastisol fusing in 280*F ”
Kỹ thuật in.
Dùng khung in bằng kim loại có độ căng còn tốt nếu có thể.Còn nơi nào không có khung kim loại thì dùng khung gổ có lưới mới căng chưa dùng lần nào.
Qui tắc chung nên giử off-contact ơ mức ít hơn 1/8 in.Độ căng của lưới càng cao thì off-contact sẽ ít.Điều chỉnh off-contact bằng cách ấn ngón tay trỏ ở giữa khung in.
Chọn squeeze có độ cứng 70-80 Shore A và có góc cạnh bén- sharp.
Chú ý điều chỉnh nhiệt độ flash cure và thời gian thích hợp tuỳ theo đặc điểm của mực đang xử dụng và tuỳ theo khoảng cách giữa vải in và lò phát hơi nóng.
Sờ ngón tay vào mực thấy không dính thì biết flash cure đã đạt mức yêu cầu.
Nếu chỉ in một màu thì sau khi làm flash cure, đặt jacket lên băng tải-conveyor dryer- chuyển vào lò sấy.
Nếu in nhiều màu thì sau mỗi lần in phải làm flash cure rôi mới đưa vào lò sấy.
Nhiệt độ lò sấy.
Hầu hết các công ty chế tạo mực đều yêu cầu mực phải được sấy ở nhiệt độ 300-320*F.
Tuy nhiên đối với jacket nylon hay polyester dày cộm, nhiệt độ sấy phải tăng thêm hoặc cho băng tải chạy chậm hơn miển sao lớp mực in đạt được nhiệt độ curing temperature như trên.
Cần chú ý thêm những sãn phẫm nhuộm màu đậm sẽ hấp thu nhiệt nên đạt tới nhiệt độ yêu cầu nhanh chóng hơn những sãn phẫm nhuộm màu lợt.
Mực chỉ đạt được nhiệt độ curing temperature khi phẫm vật in đạt được nhiệt độ đó.
Dùng nhiệt kế non contact laser-pyrometer hay laser- thermometer gọi là ”Quick Temp Non Contact Thermometer ” phóng hạt laser màu đỏ vào lò sấy,vào vãi đang sấy trong lò sẽ biết ngay nhiệt độ rất nhanh. Xem hình chụp ở góc trên.
Xuất hịên ngoài thị trường,áo jacket tuỳ theo cách độn bên trong phân làm 4 loại thông thường là Shell,FleeceQuilt và Kasha.Lúc in cũng như lúc sấy jacket luôn luôn rất cẩn thận không cho xê dịch,không để cháy sém,không để bị lem luốt.