THÂN CHÀO QUÝ BẠN
Blogger nầy chỉ tồn trử kiến thức và kinh nghiệm về nghề “Materials Testing”, “Textile Screen Printing” và “Internet Programming” của một kỹ sư đã phục vụ tại :
* Trung Tâm Khảo sát Kỹ Thuật Quân Nhu /QLVNCH “ & “ Viện Quốc Gia Định Chuẩn/VNCH”
* Xí nghiệp “Hiệp Hưng / VN” ( sãn xuất giày vãi cao su )
"Bradbury Company Inc/USA"(Textile Screenprinting,Imprinted Sportswear Programs) & “Sundance Graphics Inc / USA” ( in bông vãi sợi ) từ năm 1965 để dành cho thế hệ trẻ muốn học nghề.
Vạn Vật Thái Bình (PEACE ON EARTH).

Saturday, May 31, 2014

SET UP A SCREEN PRINTING SHOP

 MỞ XƯỞNG IN BÔNG KHUNG VẢI.
In bông bằng khung vải là một công nghệ nói tương đối đơn giản,có thể thực hiện ở những nơi mặt bằng chật hẹp, vốn bỏ ra không nhiều .Lợi tức thu hoạch tùy thuộc triǹh độ kỹ-thuật và kinh nghiệm điều hành.
Theo kinh nghiệm trong nghề rất lâu của người viết bài nầy nếu chủ nhân kiên nhẫn chịu đựng̣ trong vòng hai ba năm đầu thi sau đó xí nghiệp sẽ tồn tại lâu dài.
Sau đây là khaí niệm những khâu phải có nếu muốn làm nghề nầy.
1-Khung in .
* Tự làm lấy hoặc mua tại cữa hàng chuyên môn bán dụng cụ  in bông
* Mỗi khung gồm có hai phần là vành khung và vải.Vành khung làm bằng hợp kim nhôm,hợp kim sắt hoặc làm
bằng gỗ khó thấm nước.Kích thước khung thay đổi tùy thuộc độ lớn của hình muốn in.
Vải khung ngày xưa dệt bằng lụa nhưng ngày nay bằng polyester có mhuộm màu, thường là màu vàng nghệ hoặc để trắng không nhuộm.


Bên trái là khung gổ và khung hợp kim nhôm tự chế tạo.
Bên phải là khung Roller Frame phải mua vì patent



* Khi mua khung làm sẵn phải chú ý tới số lổ nhỏ li ti của vải,tiếng Anh gọi mesh count.Thí dụ số 180,120, 110, 355  Nghĩa là mỗi inch vuông có 180 lổ ,120 lổ,110 lổ,355 lổ.
2-Làm sạch và tráng khung
*  Dùng bàn chải chà hai mặt khung với detergent. Sau đó xịt  nước rữa sạch hai mặt khung bằng vòi bơm áp suất (air compressor). Hình 3
* Khung sau khi rữa sạch, đem phơi trong phòng không có bụi bặm.

* Khi khung khô, tráng hai mặt bằng lớp keo gọi  “emulsion” rồi phơi trên giá.Xem hình 4 và 5

Xịt nước thật mạnh làm sạch vải khung.
Tráng khung đã khô với emulsion.
Phơi khô trên giá.Phơi ngữa khi tráng lớp đầu tiên.
Lật úp khi trán lớp thứ nhì sau khi lớp đầu tiên đã khô.

3-Rọi hình và rửa khung

* Sắp xếp hình vẽ positive (dương bản) lên trên mặt khung có tráng keo .Hình 6 . Rồi đặt vào máy rọi ánh sáng. Hinh 7
* Mở đèn rọi sánh sáng  trong một thời gian qui định tùy theo đặc điểm của hình vẽ và vải làm khung.
* Khi đèn ánh sáng tự động tắt, lấy khung ra đem rữa với vòi nước âm ấm cho đến khi nào hình trên khung hiện ra rõ ràng không còn thấy chất keo tráng khung nữa. Hình 8
Sau đó làm khô khung bằng cách ép giấy báo hai bên mặt khung và thổi sạch với vòi hơi ép .


Đặt dương bản hay hình vẽ trên khung.
Phía dưới khung có một ngọn đèn ánh sáng màu vàng mờ.
Xếp đặt khung vào máy rọi có ánh sáng rất mạnh.
Khi ánh sáng tự động tắt thì đem khung ra bồn
rồi dùng nước ấm rữa bỏ nhưng gì mà ánh sáng không tác kích..
EXPOSING OR BURNING COATED SCREENS TO A  LIGHT SOURCE
  ĐỐT KHUNG ĐÃ TRÁNG EMULSION BẰNG ÁNH SÁNG.
Trong nghề nghiệp người ta thường nói burning screen khi muốn đem khung đã tráng sensitized-emulsion có kèm dương bản để phơi ra ánh sáng.
Có hai loại ánh sáng.Ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo.Nếu dùng ánh sáng mặt trời thì khó kiểm soát.
Do đó phải xử dụng ánh sáng nhân tạo.do mình tự thực hiện hoặc mua máy của những nhà chế tạo tuỳ theo hòan cảnh địa phương nơi sinh sống.
Nếu muốn tự mình chế tạo thì làm như sau.
Đóng một hộp gổ có kích thước trung bình 29 x 51 inches.Trong hộp có gắn những bóng đèn fluorescent. Dưới bóng đèn là miếng nhóm chiếu sáng gọi là reflector sheet để dội ánh sáng lên phía trên.Nếu không có miếng nhôm thì dùng giấy sơn màu trắng cũng được.
 Miệng nắp hộp là một tấm kiếng trong sạch,không có tỳ vết.Trên tấm kiếng là nắp đây kín hộp làm bằng một tấm cao su gọi là rubber blanket ăn thông với một máy hút không khí để tấm cao su có thể ép sát vào tấm kiếng và làm cho dương bản được ép sát vào lưới khung.
Nắp đậy hộp  phải có khóa để kẹp cứng nắp vào hộp khi mở đèn phát ánh sáng đốt khung có kèm dương bản.
Máy phát nguồn ánh sáng mạnh phải mua.


Đây là máy phát ánh sáng rất mạnh.
Để hình in ra trên vải được sắc sảo,rỏ đẹp
phải chú ý đến áp suất chân không trong blanket
cao su.

Máy gồm có 2 phần. Một phần phát ánh sáng  từ bóng đèn và nối với đồng hồ đếm seconds.Thành phần thứ hai là một khung sắt nặng gồm có một tấm kiếng , một rubber blanket gắn trên nắp đậy khung sắt thông với máy hút không khí đặt dưới đất bên cạnh.
Làm thế nào để chọn một máy phát ánh sáng tốt ? Máy phải có đèn phát sáng mạnh goị là hight intensity lamp.Tốt nhất nên chọn loại đèn gọi là metal-halide lamp 5000 watt.Nếu dùng loại đèn nầy thì hời gian đốt khung rất nhanh hơn khi dùng các loại đèn khác như pulse xenon,carbon-arc,mercury vapor lamp.

 CÁCH RỬA KHUNG SAU KHI ĐỐT BẰNG ÁNH SÁNG.
Sau khi đốt xong đem khung đặt trong một cái bồn bằng ceramic hay kim loại không rĩ sét. Mở vòi xịt nước hơi ấm và thật min vào hai mặt khung cho ướt đều tất cả. Chờ đợi khoãng một phút cho nước thấm sâu vào stencil rồi mở vòi nước lạnh thật mạnh xịt rữa lần lượt hai mặt khung cho đến khi nào trôi hết những chỗ bị positive che lấp.
Cầm khung còn ướt đưa lên nhìn qua ánh sáng đèn để tìm chỗ nào emulsion chưa trôi sạch hay còn tì vết. Nếu thấy có th̀i tiếp tục xịt nước manh vào những chỗ chưa sạch tì vết . Nếu cần có thể dùng vòi xịt bằng bơm áp suất để làm sạch những chỗ đó.
Dựng khung nằm nghiêng cho ráo bớt nước trong 1-2 phút rồi đem đặt lên bàn giữa những tờ giấy nhật trình. Ép bàn tay trên giấy ,chà khắp mặt trong của khung để nước thấm qua giấy.
Vứt bỏ giấy nhật trình, lấy vòì hơi áp xuất thổi khung cho sạch hết những hạt nước còn sót lại.Vừa thổi vừa kiểm soát bức hình có chỗ nào chưa mở hoàn tòan hoặc có khuyết điểm.
Dáng băng keo bốn góc bên trong khung rồi dùng loại keo màu đỏ goị là red blockout chấm vào những lỗ nhỏ li ti gọi là pinholes nếu tìm thấy.
Có hai loại keo blockout ; loại tan trong nước dùng cho khung in mực plastisol và loại không tan trong nước dùng cho khung in mực waterbase.
Nếu khung dùng để in mực waterbase thì phải dùng squeezee tráng lên hai mặt khung một lớp gọi là hardener.Chờ khỏang 2 phút, thổi sạch khung rồi đem phơi ngoài nắng để UV làm cho stencil bền cứng thêm nên có thể in tới 5000 bản in nhưng stencil vẫn không bị rách bể bởi mực waterbase.
Hiện nay ngòai thị trường có bạ́n loại emulsion đặc biệt dùng in mực waterbase.

4 - MÁY IN
Có 2 lọai máy in.
1- Máy in bằng tay ( Hình  8,  MANUAL ROTARY PRINTING  MACHINES  ) là một giàn có một trục đứng được gắn chung quanh những ngàm để kẹp khung vải..Ḿáy có tối đa 8 ngàm để kẹp 8 khung.Bên cạnh có máy sấy tạm thời nhỏ goị là flash cure dùng làm khô sơ sài mực in. Nhờ vậy có thể in chồ̀ng chất các màu kế tiếp lên màu vừa in mà không bị nhòa (smear).
 Sấy khô tạm thời goị là flash curing nhằm mục đích làm cho  lớp mực plastisol sờ không dính tay mà thôi để có thể in tiếp tục những màu khác chồng lên.Ở giai đọan nầy mực sẽ hóa thành trạng thái gọi là gelled ink khi gặp nhiệt độ 160-240*F 

Bên trái là máy in bằng tay.Khi in nhiều màu thì mỗi
lần in xong một màu phải sấy nhanh bằng máy sấy tạm thời.
Sau đó mới in màu kế tiếp Cuối cùng printer bỏ vải in xong
vào máy sấy lớn bên cạnh
2- Máy in tự động (AUTOMATIC PRINTING  MACHINES)
  Vận hành bằng điện và hơi ép. Hơi ép phát xuất từ một máy bôm hơi ép đặt bên ngoài xí nghiệp để tránh nghe tiếng động làm inh tai. Loại máy in tự đông nầy có thể gắn được 12 khung .Kể từ năm 2004 máy có trang bị computer để kiểm soát sự vận hành..
Khi vải vừa được in xong được chuyển vào máy sấy đặt bên cạnh máy in. Máy sấy (dryer) được vận hành bằng điện và khí đốṭ (Hình 9).Ống thoạt khí rất lớn phải xuyên thủng qua mái nhà.


Bên trái là máy in tự động không gắn computer.
Bên phải là máy in tự động có gắn computer.

5 - NHỮNG LOẠI MỰC DÙNG IN BÔNG KHUNG VẢI .
INKS USED FOR TEXTILE SCREEN PRINTING
Có 2 loại mực dùng in vải sợi,loại tan trong dầu gọi plastisol và loại tan trong H20 gọi là water base inks.
Cần lưu ý mực in vải khác với thuốc nhuộm vải goị là dyestuff.
Thuốc nhuộm nếu muốn dùng in trên vải thì phải pha trộn với chất keo thành dạng sền sệt có độ nhảo viscosity thích hợp tuỳ theo vải khung gọi là mesh count rồi mới in lên vải được.Tuỳ theo loại thuốc nhuộm,công thức cần phải pha trộn  them vào đó một số hóa chất khác nữa.
Còn mực in thì luôn luôn ở trạng thái sền sệt hoặc nhão có công thức căn bản như sau.

   Plastisol base hoặc Water base  +  bột màu gọi là pigment concentrate  à  mực in

PLASTISOL– là chất nhựa Polyvinyl Chloride viết tắt PVC ở trạng thái phân tán gọi là dispersion có hạt rất nhỏ cở từ 0.5 tới 2 microns trộn chung với chất làm mềm gọi là plasticizer.Chất làm mềm được xử dụng nhiều nhất có tên là phthalate.
Chất plastisol trộn với plasticizer được gọi là base có đặc tính kết hợp các hột bột màu pigments thành một màng mỏng liên tục và bám chặt vào mặt vải khi in.
Sau khi in xong,mực plastisol phải được cho chạy qua máy sấy bằng hơi nóng trong một thời gian theo qui định.
Khi bị hấp nóng trong lúc di chuyển không ngừng trong máy sấy,chất plastisol trở nên mềm ra và phồng lên trong chất plasticizer rồi hút hết chất plasticizer bọc quanh.Khi chất plasticizer bị hút hết thì các hạt plastisol  mới dính vào nhau tạo ra một màng đều đặn và bám dính vào vải in.
Cơ chế nầy xãy trang ở nhiệt độ thích hợp  từ 300-350 *F trong 3 phút . Đây là một điểm quan trong mà chuyên viên phải ghi nhớ thuộc lòng khi điều chỉnh nhiệt độ máy sấy và tốc độ băng tải chạy xuyên qua lò sấy trước khi cho lệnh máy in khởi sự hoạt động.Các chất pha trộn trong mực plastisol sẽ bắt đâu sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 400 *F và sẽ gây độc hại cho công nhân.
Trong công thức căn bản nêu trên tùy theo tình huống,có thể pha têm vào đó chất độn filler,chất khuếch tán extender chất ổn định đối với ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ gọi là stabilizer to light and heat.

Các loại mực chế tạo từ plastisol base.
* Plastisol puff mực sẽ phồng lên sau khi chạy qua máy sấy ở nhiệt độ thích hợp 310-330*F.
* Plastisol haftone. Mực phải có đặc tính quan trọng thứ nhất là độ trong suốt goi là transparency nghĩa là ánh sáng khi xuyên qua mực không bị phân tán.Lý tưởng nhất là ánh sáng xuyên qua lớp mức ,chạm vào vải rồi dội trở ra theo đường thẳng.Đặc tính thứ hai cần phải là có độ bóng láng gọi là gloss.Loại mực nầy dùng in những bức hình chụp bằng máy ảnh,gồm có  4 màu gọi là “ Four colors process” .Đó là magenta,yellow,cyan và black.
* Plastisol fast fusion dùng in những loại vải cần phải sấy ở nhiệt độ thấp 270*F như acrylic và nylon rất mỏng để không bị cháy hoặc co rút..
* Plastisol heat transfers dùng in trên giấy rồi giấy được in qua vải bằng sức ép 40-45 PSI và nhiệt độ 375*F như dùng bàn ủi tay hoặc bàn ép nóng.Giấy phải là loại đặc biệt  không hút ẩm và có lớp sáp để có thể lột được dễ dàng sau khi ép vào vải.
* Plastisol fluorescent dùng in những màu sáng nổi.Nhóm nầy plastisol trộn với organic fluorescent pigments
* Plastisol phosphorescent dùng in những màu ban đêm dưới ánh đèn sẽ phát quang.
* Plastisol sparkle,Plastisol glitters,Plastisol shimmers,Plastsol metallics dùng in những hình vẽ có chớp sáng như  kim lọai.Mực thuộc nhóm nầy sấy ở nhiệt độ thấp nên phải dùng loại Plastisol fast fusion.base.
* Plastisol discharge.Có một số màu của vải  đã nhuộm ,chúng ta có thể bóc ra bằng cách in một lớp plastisol discharge.Sau khi in ,lớp nầy được làm khô sơ sài rồi chúng ta in chồng lên đó những màu khác.Phương pháp nầy áp dụng cho những loaị vải nhuộm màu đen hoặc màu quá đậm.

Mực hòa tan trong nước- Water baseed inks
Mực hòa tan trong nước gọi là water based inks dùng cho kỹ nghệ in vải sợi đã xuất hiện tại USA từ lâu có thể nói 50-60 năm rồi.Riêng tại bang California vì có luật ngăn cấm gây ô nhiểm nên các nhà sãn xuất water based inks đã tìm đủ moị cách để nghiên cứu cải tiến sãn phẩm của họ mong có nhiều cơ sở in vải sợi mua xữ dụng..Cấu tạo của water based ink là hổn hợp chất keo dính (binder) ở độ pH cao,tan được trong H20 goị là alkali soluble resin trộn với chất chống mốc meo, chất extender, chất thickener, chất retardant ngăn ngừa khô quá nhanh và pigments.
Kể từ năm 2009 theo kết quả đã xử dụng tại xí nghiệp,người viết bài nầy nhận xét water based inks của Matsui Shikiso Chemical Co. Japan gần đạt độ hòan chỉnh về xữ dụng tiện lợi và màu sắc đẹp hơn những công ty khác.
Trong vòng 12 năm nay,để đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường đã có thêm một loại base hoà tan trong nước gọi là Water discharge base.
Water discharge base .

Discharge là phản ứng hóa học xóa bỏ màu của thuốc đã nhuộm vải.Phản ứng sẽ xãy ra khi trộn base với một hóa chất bột màu trắng tên là ZFS ( zinc formaldehyde sulfoxylate ) rồi in lên vải màu ở nhiệt độ 180*F.Chỉ có màu của một số thuốc nhuộm vải được xóa bỏ mà thôi.Do đó trước khi xữ dụng discharge base phải tham khảo tài liệu của nhà cung cấp sãn phẩm đã nhuộm những màu đậm như màu đen,màu navy,màu burgundy.Nếu không có hòan cảnh để tham khảo tài liệu thì chỉ cần tự mình thực hiện trắc nghiệm tại cơ xưởng.

5 - RECLAIMING SCREENS.
REMOVING PLASTIC OR  PAPER TAPES  : Soak screens with water for a while as shown the picture,then pill out tapes slowly.



REMOVING INKS : Brush ink remover over the both sides of screens and then wash them out with cold water
REMOVING STENCIL AND HAZE. Spray stencil remover on both sides of screen.Depending on the stencil hardness, after 2-5 minutes wash stencil out by strong pressure water.
If  stubborn hazes show up on screen , brush alkaline haze remover on them then blow them out by pressure water.
DEGREASING SCREEN.Brush degreaser detergent on both sides of screen, then blow them out with spray water.This process is important. If the screen is still dirty, the coated stencil won’t adhere firmly to the screen and then it will break down in the printing phase .






Tuesday, May 27, 2014

BASIC INK FORMULA FOR SCREEN PRINTING

CÔNG THỨC CĂN BẢN CỦA MỰC IN KHUNG VẢI


PLASTISOL BASE + PIGMENT CONCENTRATE = INK


           INK MODIFICATIONS
    We can modify or adjust the ink properties to fit our purposes by adding an additive to it.
Before start using any additive, we should read or try to remember the supplier’s guidelines about the percentage,
 the opacity effect, the proper curing temperature and the pre-test.
Among of many additives, the followings are frequently used : reducer , thickener, dulling paste and catalyst

( % by weight )

Ink  +  reducer  ( 3-10 % )                          Ink becomes thinner , running and less opaque

                                                                      no hanging in the screen.
Ink  +  thickener  ( 1-3 % )                         Ink becomes thick , less flow.
Ink  +  dulling paste  ( 10 % )                    Ink loses the gloss , becomes dull , no more shiny.
Ink  +  catalyst ( 10 % )                              Ink adheres firmly to synthetic fabrics

Frequently used additives


WHAT IS THE PIGMENT CONCENTRATE ?
The pigment concentrate is a colored man made stuff or a colored natural mineral ground into very
fine powder with a plasticizer.
The fine powder only disperses in the plasticizer but does not dissolve in it.
So the pigment concentrate is completely different with the dyestuffs dissolved in a solution used for
dyeing textiles.

Evaluation of a  pigment concentrate

 - Good dispersion in plasticizer and base.
 - Color strength must be acceptable.
 - Good stability to heat.
 - Resistant to fading.                                    
 - No reaction with additives.




 WHAT IS THE PLASTISOL BASE ?

       The plastisol base is a resin polyvinyl chloride (PVC) blended with a plasticizer of high boiling temperature.
The resin is a white powder of 0.5 –2 microns. The plasticizer is a clear and oily by-product from petroleum industry. When these two components are mixed thoroughly, we get a sticky and greasy stuff called plastisol base.

Under the proper temperature, the resin softens and swells then fuses to the plasticizer or the resin absorbs completely the plasticizer .We say it is cured. The proper curing temperature is about 300 -350 *F in 3 minutes. It depends on producers.

 Plastisol pretest evaluation.

If the plastisol ink is set to dry under a no correct curing temperature, it will not resist to washing, rubbing and in later there will be a problem of pigment migration. So before running the production, we must remember to set the proper curing temperature for the dryer, and then perform tests as follows:
·          Rub a white piece of fabric on the dry ink. If the white fabric has no stain, the curing temperature is correct.
·          Use fingernail to scratch the ink film. If there are no flakes or crumbles. We get the right curing temperature.

     COMMERCIAL NAMES OF  PLASTISOL BASES 
Plastisol bases are labeled with different commercial names depending on manufacturers’ purposes.
There are also many more plastisol bases that can be cured at lower temperature.


            Ngoài thị trường mực in được quảng cáo và bán theo hai cách.
* Mực đã pha trộn sẵn. Có nhiều màu khác nhau. Chọn mua những màu theo ý  thích đem về in.
* Dùng những chất liệu có bán sẵn, tự pha trộn màu theo ý muốn.
 * Mỗi màu mực ,căn bản có những thành phần cấu tạo như sau.
- Chất keo ( plastisol ̣base+plasticizer)
- Chât́ làm mềm ( reducer )
- Chất màu ( pigments concentrate ).




Monday, May 26, 2014

HOW TO PRINT 100% POLYESTER OR 100% NYLON

IN BÔNG VẢI POLYESTER HAY NYLON 

In vải hay aó quần bằng 100% nylon hay 100% polyester hơi khó vì cần phải cẩn thận và chăm sóc nhiều hơn.
Khi in một T-shirt bằng cotton nếu bị hư hỏng thì chỉ mất vài USD nhưng nếu in một chiếc áo lạnh jacket hay áo thể thao bằng nylon hay polyester bị lem luốt thì phải bồi thường hơn 15 lần áo T-shirt cho nên khi chưa có kinh nghiệm thì không ai dám nhận in những mặt hàng nylon hay polyester.
Nylon sẽ co rút nhiều khi sấy,nếu có tráng waterproofing thì mực không dính.
Nếu in nhiều màu thì sẽ có vấn đề sai lệch registration vì nylon co rút sau mỗi lần làm flash cure.

Polyester cũng co rút khi sấy và có vấn đề dye migration hay bleeding làm lem luốt.
Mặc dầu mực dùng in polyester có pha trộn chất blocker nhưng khi gặp nhiệt độ trên 270*F màu trong mực vẫn trốn chạy ra khỏi mực nên gọi dye migration.

Chọn mực in.
Mực cần phải có đủ đặc điểm : opacity,brightness,durability to crocking, no bleeding or no dye migration , good curing,good adhesion.
Nếu mặt hàng là vãi miếng hay loại quần aó rẻ tiền,người viết bài nầy thường dùng mực plastisol trộn đều ( tính theo trọng lượng ) với10 % bonding agent còn được gọi là catalyst hay trộn theo bách phân của nhà cung cấp.Trộn ngay trên khung đang in chứ không cần trộn riêng ở ngoài.

Đối với những mặt hàng đắc tiền và muốn được dùng lâu như jacket thì nên chọn mực chế tạo đặc biệt dành in nylon và in polyester .
Phẫm chất loại mực chế tạo đặc biệt nầy tốt hơn và bền lâu hơn loại mực plastisol thường dùng nên cố nhiên đắc tiền hơn.
Thí dụ Công Ty Union Ink có Nyloc để in nylon nhưng phải trộn thêm với Nylobond-NYBD-9120 và Polyester Low Bleed Plastisol để in polyester.
Công Ty ICI-International Coatings Inks có 900 Series Nylon dùng in nylon.Một gallon Navy Blue 906LF giá bán 61USD và phải trộn với 8 oz catalyst gía 19USD
Công ty Willflex có Wilflex Pennant Series dùng in nylon nhiều mesh count khác nhau,Wilflex One-Step Nylon Ink dùng in nylon không có tráng lớp chống thấm nước gọi waterproofing và khi in thì nên trộn thêm 10 % Hugger Catalyst do Wilflex cung cấp cho chắc ăn.
Công Ty QMC có bán loại bonding agent có tên là Nylon Bonding Agent MF-66 dùng trộn với plastisol để in trên nylon jacket có tráng waterproofing
Lưu ý.

Mặc dầu các công ty chế tạo mực xác nhận sãn phẫm của họ đạt tiêu chuẩn hòan toàn nhưng chúng ta nên cẩn thận xin hoặc mua một số lượng rất nhỏ để trắc nghiệm trước nếu thấy tốt ,đạt yêu cầu rồi mới mua nhiều để đưa vào sãn xuất .
Đối với polyester vì thường xãy ra vấn đề dye migration sau khi in một tuần lễ nên cần phải trắc nghiệm trước rồi chờ qua khỏi thời gian đó mới bắt đầu thực hiện sãn xuất.
Rất thường xãy ra những trường hợp khách hàng đem tới xí nghiệp một lô hàng có nhản hiệu ghi rõ bằng vải nylon nhưng khi in cùng một loại mực thì thấy lẫn lộn vài sãn phẫm có màu in khác lạ.Khi xem xét tìm lý do thì mới biết đó là những mặt hàng bằng vãi polyester.

Rắp khung in và khung Hold Down Clamp vào bàn in.
Nếu mặt hàng là áo lạnh jacket nylon với số lượng không nhiều, chúng ta nên in bằng tay thì thuận tiện và dễ kiểm sóat hơn in bằng máy tự động.
Khung Hold Down Clamp rất quan trọng nếu thiếu thì không thể in được .Cần phải gắn khung nầy trước rồi sau đó mới gắn khung in.
Hạ khung Hold Down Clamp trên chiếc áo rồi kéo xung quanh chiếc áo cho chặc ..
Khung Hold Down Clamp làm bằng sắt xung quanh bên trong có dán một lớp plastic hay cao su có khía dọc để có thể chận ép chiếc áo không thể xê dịch.
Thành phần căn bản của khung như hình vẽ.Cần có thêm một cái khoá gắn gần chỗ tay cầm mà trên hình vẽ không thấy.Cái khóa nầy có công dụng giử chặc khung không bung lên được.Gắn khung dính vào bàn trải jacket bằng bảng lề có thuỷ lực hay lò xo tuỳ ý chúng ta tự chọn lấy.
Chúng ta có thể tự chế tạo khung vì mua rất đắc giá khõang 375USD / kích thước18x18 in

Mặt hàng nylon hay polyester phải được sấy chống co rút trước khi in .

Nylon và polyester co rút khi gặp nóng-exposed to heat- cho nên cần phải đươc sấy chống co rút trước khi in.
Trước khi bỏ jackets lên băng tải –conveyor dryer-chạy vào lò sấy ,phải xem xét nhiệt độ của lò sấy để không không làm chảy nylon hay polyester.
Nếu jacket dày cộm thì phải lấy vật liệu đè ép để jacket không bị kẹt và cháy trong lò sấy.
Nếu không muốn sấy trước để chống co rút thì phải hạ nhiệt độ flash cure với điều kịên mực vừa đủ khô khi sờ tay và mực phải bám dính tốt hoặc phải dùng mực ” fast fusion plastisol fusing in 280*F ”
Kỹ thuật in.
Dùng khung in bằng kim loại có độ căng còn tốt nếu có thể.Còn nơi nào không có khung kim loại thì dùng khung gổ có lưới mới căng chưa dùng lần nào.
Qui tắc chung nên giử off-contact ơ mức ít hơn 1/8 in.Độ căng của lưới càng cao thì off-contact sẽ ít.Điều chỉnh off-contact bằng cách ấn ngón tay trỏ ở giữa khung in.
Chọn squeeze có độ cứng 70-80 Shore A và có góc cạnh bén- sharp.
Chú ý điều chỉnh nhiệt độ flash cure và thời gian thích hợp tuỳ theo đặc điểm của mực đang xử dụng và tuỳ theo khoảng cách giữa vải in và lò phát hơi nóng.
Sờ ngón tay vào mực thấy không dính thì biết flash cure đã đạt mức yêu cầu.
Nếu chỉ in một màu thì sau khi làm flash cure, đặt jacket lên băng tải-conveyor dryer- chuyển vào lò sấy.
Nếu in nhiều màu thì sau mỗi lần in phải làm flash cure rôi mới đưa vào lò sấy.
Nhiệt độ lò sấy.
Hầu hết các công ty chế tạo mực đều yêu cầu mực phải được sấy ở nhiệt độ 300-320*F.
Tuy nhiên đối với jacket nylon hay polyester dày cộm, nhiệt độ sấy phải tăng thêm hoặc cho băng tải chạy chậm hơn miển sao lớp mực in đạt được nhiệt độ curing temperature như trên.
Cần chú ý thêm những sãn phẫm nhuộm màu đậm sẽ hấp thu nhiệt nên đạt tới nhiệt độ yêu cầu nhanh chóng hơn những sãn phẫm nhuộm màu lợt.
Mực chỉ đạt được nhiệt độ curing temperature khi phẫm vật in đạt được nhiệt độ đó.
Dùng nhiệt kế non contact laser-pyrometer hay laser- thermometer gọi là ”Quick Temp Non Contact Thermometer ” phóng hạt laser màu đỏ vào lò sấy,vào vãi đang sấy trong lò sẽ biết ngay nhiệt độ rất nhanh. Xem hình chụp ở góc trên.
Xuất hịên ngoài thị trường,áo jacket tuỳ theo cách độn bên trong phân làm 4 loại thông thường là Shell,FleeceQuilt và Kasha.Lúc in cũng như lúc sấy jacket luôn luôn rất cẩn thận không cho xê dịch,không để cháy sém,không để bị lem luốt.





Saturday, May 24, 2014

Write A JavaScript Program For A Flowers Shop

VIẾT MỘT JS PROGRAM CHO CỮA HÀNG BÁN HOA 

Using Array[ ], confirm( ), prompt( ) ,  parseInt( )  and parseFloat( )To Write A JavaScript Program For A Flowers Shop In Bolsa.
1- Cách viết thứ nhất hơi phức tạp, có hóa đơn, dùng parseInt() và parseFloat()
Copy code sau đây rồi paste trong script tags

var flowers ["Rose:2.45ea","Daisy:1.55 ea","Orchid:0.75ea","Tulip:1.25ea"];
alert("WE HAVE THESE FLOWERS :"+ "\n"+ (flowers))

var yes1 = confirm("You want ROSE ?")
if(yes1==true){var p1=parseInt(prompt("How many roses do you want?"))}
alert("You pay:" +"\n"+ (p1*2.45));

var yes2 confirm("you want DAISY ?")
if(yes2==true){var p2=parseInt(prompt("How many daisies do you want?"))}
alert("You pay:" +"\n"+ (p2*1.55));

var yes3 = confirm("You want ORCHID ?")
if(yes3==true){var p3=parseInt(prompt("How many orchids do you want?"))}
 alert("You pay:" +"\n"+ (p3*0.75));

var yes4 = confirm("you want TULIP ?")
if(yes4==true){var p4=parseInt(prompt("How many Tulips do you want?"))}
 alert("You pay:" +"\n"+ (p4*1.25));

var t1=parseFloat(p1*2.45)
var t2=parseFloat(p2*1.55)
var t3=parseFloat(p3*0.75)
var t4=parseFloat(p4*1.25)

var T= t1+t2+t3+t4;
alert("You pay total:"+(T)+"USD"+"\n"+ // Đây là hóa đơn
(p1)+":"+"roses"+"\n"+
(p2)+":"+"daisies"+"\n"+
(p3)+":"+"orchids"+"\n"+
(p4)+":"+"tulips");
Ghi chú. Chắc bạn đã thấy cách thứ nhất có khuyết điểm?
Bỏ bớt các dấu ( ), +  và  bỏ dấu “ \n” đứng độc lập .
Viết thêm vào bảng code trên như dưới đây,  khuyết điểm sẽ không còn nữa.

var flowers = ["Rose:2.45ea","Daisy:1.55 ea","Orchid:0.75ea","Tulip:1.25ea"];
alert("WE HAVE THESE FLOWERS :\n"+ flowers)

var yes1 = confirm("You want ROSE ?")
if(yes1==true){var p1=parseInt(prompt("How many roses do you want?"))}
 alert("You pay:\n"+ p1*2.45);
if(yes1==0){p1=0} // nếu viết if(yes1==false){p1=0} thì hóa đơn sẽ có NaN và undefined

var yes2 = confirm("you want DAISY ?")
if(yes2==true){var p2=parseInt(prompt("How many daisies do you want?"))}
 alert("You pay:\n"+p2*1.55);
if(yes2==0){p2=0}

var yes3 = confirm("You want ORCHID ?")
if(yes3==true){var p3=parseInt(prompt("How many orchids do you want?"))}
 alert("You pay:\n"+p3*0.75);
if(yes3==0){p3=0}

var yes4 = confirm("you want TULIP ?")
if(yes4==true){var p4=parseInt(prompt("How many Tulips do you want?"))}
 alert("You pay:\n"+p4*1.25);
if(yes4==0){p4=0}

var t1=parseFloat(p1*2.45)
var t2=parseFloat(p2*1.55)
var t3=parseFloat(p3*0.75)
var t4=parseFloat(p4*1.25)

var T= t1+t2+t3+t4;
 alert("You pay total:"+T+"USD\n"+ // Đây là hóa đơn.
p1+":"+"roses\n"+
p2+":"+"daisies\n"+
p3+":"+"orchids\n"+
p4+":"+"tulips"); 
alert('Thank You')

Có thể viết dồn lại như sau vẫn chạy tốt .

var flowers = ["Rose:2.45ea","Daisy:1.55 ea","Orchid:0.75ea","Tulip:1.25ea"];
alert("WE HAVE THESE FLOWERS :\n"+ flowers)

var yes1 = confirm("You want ROSE ?")
if(yes1){var p1=parseInt(prompt("How many roses do you want?"));
alert("You pay:\n"+ p1*2.45);}
else {p1=0}

var yes2 = confirm("you want DAISY ?")
if(yes2){var p2=parseInt(prompt("How many daisies do you want?"));
 alert("You pay:\n"+p2*1.55);}
else {p2=0}

var yes3 = confirm("You want ORCHID ?")
if(yes3){var p3=parseInt(prompt("How many orchids do you want?"));
 alert("You pay:\n"+p3*0.75);}
else{p3=0}

var yes4 = confirm("you want TULIP ?")
if(yes4){var p4=parseInt(prompt("How many Tulips do you want?"));
 alert("You pay:\n"+p4*1.25);}
else{p4=0}

var t1=parseFloat(p1*2.45)
var t2=parseFloat(p2*1.55)
var t3=parseFloat(p3*0.75)
var t4=parseFloat(p4*1.25)

var T= t1+t2+t3+t4;
 alert("You pay total:"+T+"USD\n"+ // Đây là hóa đơn.
p1+":"+"roses\n"+
p2+":"+"daisies\n"+
p3+":"+"orchids\n"+
p4+":"+"tulips");

alert('Thank You')
2- Cách viết thứ hai sau đây đơn giản hơn, chỉ dùng parseFloat()


var flowers = ["Rose:2.45ea","Daisy:1.55 ea","Orchid:0.75ea","Tulip:1.25ea"];
alert("WE HAVE THESE FLOWERS :"+ "\n"+ (flowers));

confirm("You want ROSE ?");
var p1=prompt("How many roses do you want?");
var t1=parseFloat(p1*2.45);// phải dùng parseFloat( ) để lấy số tiền lẻ
alert("You pay:"+(t1));

confirm("you want DAISY ?");
var p2=prompt("How many daisies do you want?");
var t2=parseFloat(p2*1.55);
alert("You pay:"+(t2));

confirm("You want ORCHID ?");
var p3=prompt("How many orchids do you want?");
 var t3=parseFloat(p3*0.75);
alert("You pay:"+(t3));

confirm("you want TULIP ?");
var p4=prompt("How many tulips do you want?");
var t4=parseFloat(p4*1.25);
alert("You pay:"+(t4));

var T= t1+t2+t3+t4;
alert("You pay total:"+(T)+"USD"+"\n"+ // Đây là hóa đơn
(p1)+":"+"roses"+"\n"+
(p2)+":"+"daisies"+"\n"+
(p3)+":"+"orchids"+"\n"+
(p4)+":"+"tulips");


3- Cách thứ ba đơn giản hơn hết nhưng NaN sẽ xuất hiện trong hóa đơn nếu không mua hết các loại hoa hoặc nếu không viết zero cho những loại hoa không muốn mua.
Quý bạn có biết cách cải tiến không?

var flowers = ["Rose:2.45ea","Daisy:1.55 ea","Orchid:0.75ea","Tulip:1.25ea"];
alert("WE HAVE THESE FLOWERS :"+ "\n"+ (flowers))

 var T1= parseInt(prompt('How many roses do you want ?'));
 var T2= parseInt(prompt('How many daisies do you want ?'));
 var T3= parseInt(prompt('How many orchids do you want ?'));
 var T4= parseInt(prompt('How many tulips do you want ?'));
 var TC= T1+T2+T3+T4;     

 alert('Tổng cộng flowers bạn mua :\n'+
  T1 +':'+ 'roses\n' + T2 +':'+ 'daisies\n'+ T3 +':'+'orchids\n'+
  T4 +':'+'tulips \n'+ TC);

var t1=parseFloat(T1*2.45)
var t2=parseFloat(T2*1.55)
var t3=parseFloat(T3*0.75)
var t4=parseFloat(T4*1.25)
var total=t1+t2+t3+t4 ;

    alert('You pay : \n'+
    t1 +':'+ 'roses\n' + t2 +':'+ 'daisies\n'+
    t3 +':'+'orchids\n'+ t4 +':'+'tulips\n'+
    'Amount:'+ total+'USD'); // Đây là hóa đơn.
    alert('Thank You')

4- Cách thứ tư. Rất đơn giản . Rất hòan chỉnh.
Không còn khuyết điểm khi in hóa hóa đơn.

var flowers = ["Rose:2.45ea","Daisy:1.55 ea","Orchid:0.75ea","Tulip:1.25ea"];
alert("WE HAVE THESE FLOWERS :"+ "\n"+ flowers)

var T1= prompt('How many roses do you want ?');
var T2= prompt('How many daisies do you want ?');
var T3= prompt('How many orchids do you want ?');
var T4= prompt('How many tulips do you want ?');
var TC= parseInt(T1)+parseInt(T2)+parseInt(T3)+parseInt(T4);     

 alert('Tổng cộng flowers bạn mua :\n'+
  T1 +':'+ 'roses\n' + T2 +':'+ 'daisies\n'+ T3 +':'+'orchids\n'+
  T4 +':'+'tulips \n'+ TC);

var t1=parseFloat(T1*2.45)
var t2=parseFloat(T2*1.55)
var t3=parseFloat(T3*0.75)
var t4=parseFloat(T4*1.25)
var total=t1+t2+t3+t4 ;

    alert('You pay : \n'+
    t1 +':'+ 'roses\n' + t2 +':'+ 'daisies\n'+
    t3 +':'+'orchids\n'+ t4 +':'+'tulips\n'+
    'Amount:'+ total+'USD\n'+ // Đây là hóa đơn.
    'Thank You');