THÂN CHÀO QUÝ BẠN
Blogger nầy chỉ tồn trử kiến thức và kinh nghiệm về nghề “Materials Testing”, “Textile Screen Printing” và “Internet Programming” của một kỹ sư đã phục vụ tại :
* Trung Tâm Khảo sát Kỹ Thuật Quân Nhu /QLVNCH “ & “ Viện Quốc Gia Định Chuẩn/VNCH”
* Xí nghiệp “Hiệp Hưng / VN” ( sãn xuất giày vãi cao su )
"Bradbury Company Inc/USA"(Textile Screenprinting,Imprinted Sportswear Programs) & “Sundance Graphics Inc / USA” ( in bông vãi sợi ) từ năm 1965 để dành cho thế hệ trẻ muốn học nghề.
Vạn Vật Thái Bình (PEACE ON EARTH).

Saturday, June 28, 2014

WHAT IS JAVASCRIPT ? HOW TO WRITE AND RUN IT ?

JAVASCRIPT LÀ GÌ ? VIẾT VÀ CHO NÓ CHẠY NHƯ THẾ NÀO ?

JavaScript là programming language dùng để viết những programs từ đơn giản tới phức tạp  trong computer cá nhân. Loại programs nầy chỉ chạy được khi có sự nối kết với Web browser mà thôi.
 Computer cần phải có browser thì mới chạy được javaScript program vì browser có chứa engine có nhiệm vụ thông dịch và vận hành javaScript code (Engine interprets and executes javascript code ).
Kỹ sư tóan học  Brendan Eich sinh năm 1961 tại Pittsburgh, Philadelphia, USA  là người phát minh javaScript vào tháng 5 năm 1995 tại công ty Netscape Communications nơi ông đang phục vụ .
Brendan Eich dùng Netscape Navigator Browser chạy trắc nghiệm phát minh của ông rồi lấy bằng sáng chế với cái tên là LiveScript, sau đó đổi sang tên mới là javaScript.
Năm 1997 javascript được viết thành tiêu chuẩn quốc tế  ECMAScript.

Muốn viết javaScript program cần phải có:

Computer phải có Notepad
Computer phải có browser
Phải biết syntax của javaScript.
* Syntax là qui luật hướng dẫn cách viết javaScript để browser có thể thông dịch và vận hành.( Syntax is a set of rules determing the way to write the code that will be interpreted and executed by the browser.)
 JavaScript xử dụng hầu hết syntax của programming C, Java và Perl.
* Khi chúng ta chưa biết gì về  programming C, Java và Perl thì mở xem tiêu chuẩn  ECMAScript.

Trong javaScriptt tất cả mọi thứ nếu có tên đều được gọi bằng một tên chung là object.
Mỗi object có property và có method.
Thí dụ xe hơi có màu xanh. Xe hơi là object. Màu xanh là property.
Lái xe, thắng xe là methods.


Khi xử dụng javasScript, chúng ta dùng methods để tiếp cận và điều khiển objects (access to objects and perform them.) tuỳ ý.

Dưới đây là những thí dụ javaScript programs từ đơn giản tới hơi phức tạp.


VIẾT MỘT SỐ JAVASCRIPT PROGRAMS 

1 - Vài qui tắc căn bản cần biết khi viết JavaScript Programs

Function definition còn được gọi là function declaration phải có đủ các điều kiện kê sau.
Chữ function bắt buộc phải viết đúng như vậy còn tên của nó thì tuỳ ý chúng ta chọn.
Những arguments phải được bọc trong parenthesis
Không có khoảng cách giữa tên của function với dấu parenthesis ( )
Statement là standalone element nhỏ nhất của ngôn ngữ Javascript.
Function phải có một block trong đó có nhiều statements.
Trong statement chúng ta có thể viết variables,strings,numbers,expressions
Mỗi statement được viết riêng trong một hàng hoặc trong nhiều hàng được bọc trong dấu  parenthesis ( )  và được kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
 Không có khỏang cách giữa dấu  )  right parenthesis với dấu {  left curly brace khi bắt đầu viết statement.
Dấu right curly brace  của function phải viết cùng một cột với chữ f của function.

Có thể viết nhiều statements trên cùng một hàng nhưng phải ngăn cách bởi dấu chấm phẩy.

Block được bọc trong dấu curly braces { } nhưng không có dấu chấm phẩy sau cùng.
Block được xử dụng như một single statement.(Treated as a single statement)

 Những statements phía dưới function vì nằm ngoài block nên không thuộc sự vận hành của function.

2 - Cũng cần nên biết  cách xử dụng những JavaScript Statements có tên sau đây trước khi viết JavaSript programs vì phải dùng đến :

break, const, continue, debugger, do…while, export, for, for…in, for each …in, function, if…else, import, label, return, switch…case, this, throw, try… catch, var, while, with.
                                           
  -------------------------------

  SOME EXAMPLES OF SIMPLE JAVASCRIPT PROGRAMS

Thí dụ 1 . Xử dụng  statement return
Có 2 lý do chúng ta phải xử dụng return.

* Muốn function returns kết quả.Thí dụ A
* Muốn ngưng vận hành các statements còn lại khi return vận hành.Thí dụ B.
Nghĩa là khi return vận hành thì function returns ngay kết quả và các statements còn sót lại không vận hành.


Trong thí dụ trên, dùng variable value (3, 21) để call function toancong(x, y)
Function theo mệnh lệnh của var cong = x+y ,  liền return value cộng để chứa trong var ketqua.
alert (ketqua) cho output 24 .
Như vậy chữ return luôn luôn phải có một expression đi theo..Expression nầy là value mà chúng ta muốn function phải return rồi tồn trử trong var ketqua.

Nếu không có expression thì alert () sẽ cho  undefined

 Thí dụ B
Chúng ta chú ý thí dụ đơn giản nầy.Trong script nầy có 2 popups alert() .
                  alert(‘Hello Friends.’) và alert(‘How are you.?’)
Nếu chúng ta viết chữ return dưới alert(‘Hello Friends.’) thì alert(‘How are you.?’)
không xuất hiện vì return chận lại.
Xóa bỏ chữ return thì alert thứ hai xuất hiện.

function test(){
alert('Hello friends.');
    return;
alert('How are you.?');
}
    test(); 

Thí dụ 2 – Viết program đổi tiền Japanese Yen ra tiền US Dollar.

Trong script nầy chúng ta muốn dừng chỗ nào thì viết return chỗ đó.
Thí dụ chúng ta muốn đổi số tiền 5241 Japanese Yen ra tiền US Dollar.

Hiện nay 100 Yen tương đương với 1 US Dollar. Nếu có ít hơn hay bằng 45 Yen thì chúng ta không cần đổi  nữa nên viết return 0 .


 Nếu không muốn lấy tiền lẽ nặng túi thì dùng parseInt() loại bỏ số lẽ.

      var yen = 5241;
      function yentoDol(yen){
          if (yen <=45)  // nêu ít hơn hoặc bằng 45 Yen thì bỏ đi
          return 0;
          else {
          var dol = yen/ 100;
          return parseInt(dol);}
      }  
     var dol = yentoDol(yen);
     alert("The value in dol is " + dol); // output 52 vì dùng parseInt() loại bỏ số lẽ.

Thí dụ 3 - JavaScript program có xử dụng nested function và return statement.


function() chứa trong function() gọi JavaScript nested function
Xem function inner( ) là một variable object . Dùng return để call function nầy.
Nếu không call sẽ bị undefined.
 
Viết javaScript program dùng nested function và return statement.
Nested function còn gọi function inside function.
Nested function có thể xử dụng variables của outer function nhưng outer function không thể xử dụng variables của nested function..Đó là một lý do có nhiều người thích dùng nested function để viết JavaScript program như thí dụ nầy.
Đây là một JavaScript program viết cho tờ biên nhận ( receipt ) của một cữa hàng bán mè xững Huế tại thành phố Huế VN.



Chúng ta có thể đem hết các variables của function inner() đặt trong function outer() ngoại trừ 
var total vì function inner() có thể access tất cả các variables và parameters của function outer().
The nested function can access any variables and parameters of the outer function(). 
The outer function() cannot access the variables of the inner function (nested function).

    function outer(x1, x2, x3, x4) {
         var str1= '100g meXung';
         var unitprice = 1.99;
         var quantity = parseInt(prompt('Bạn muốn mua bao nhiêu kẹo mè xửng?'));
         var currency= 'USD';   

     function inner(x3, x4) {
                 var total = parseFloat(x2*x3);
                 return('Tên món hàng'+':'+ str1 +'\n'
                  +'Giá đơn vị'+':'+ unitprice +'\n'
                  + 'Số lượng'+':'+ quantity +'\n'
                  +'Tổng cộng'+':'+ total +' '+ currency);
      }
                 return inner(quantity,'USD')// phải call inner thì function mới vận hành.
      }
                 alert(outer('100g meXung', 1.99 ,'USD'))

Đây là  receipt printout .



HOAN HÔ QUÝ BẠN BIẾT NHIỀU HƠN NGƯỜI VIẾT BÀI NẦY.

Sunday, June 15, 2014

INK ROOM & CREATING YOUR OWN COLORS BOOK FOR SCREEN PTINTING

TỰ TẠO  SÁCH TỒN TRỬ MÀU RIÊNG CHO BẠN
1-     Những dụng cụ cần phải có trong phòng pha trộn màu



      2 -  Phải có đủ các loại bases và pigment concentrates.





      3 – Tổ chức và tồn trử màu đã in xong.

Mực in có màu pha trộn theo yêu cầu của khách hàng sau khi in xong cần được tồn trử để có thể sẽ tái xử dụng.
Trên lọ hay thùng nhỏ, thùng lớn chứa mực cần ghi rỏ :
* Tên của những thành phần đã pha trộn trong đó,
* Tên của mực tuỳ ý  chúng ta tự đặt ra.Theo kinh nghjiệm tổ chức của người viết bài nầy nếu màu nào tiệp với pantone book thì lấy tên của pantone.Thí dụ 286C,485U,Pantone Blue 072C,PANTONE HEXACHROME Green C …
Nếu màu không hòan toàn tiệp với pantone book thì đánh số theo màu gần nhất của pantone và ghi thêm một chữ nữa.Thí dụ nếu màu gần nhất với 485U thì đánh số 485UA,hoặc 485UB,hoặc 485UC hoặc 485U1,485U2.Nếu màu có độ opaque cao thì ghi thêm chữ OPQ.Thí dụ 485CA-OPQ.
Còn phải nhớ ghi thêm tên của kệ tồn trử nữa như cách tổ chức dưới đây.Thí dụ 485CA-OPQ/RD nghĩa là mực nầy đang chứa  ở kệ RD.Tới kệ RD sẽ có ngay.





* Cắt màu đã sấy khô trên vải  cotton cở 1.5X1 inch rồi dán dính trong một cuốn sách giấy cứng dày cộm như hình chụp. Dưới mỗi miếng màu có ghi rõ con số như đã nói trên.
* Cuốn sách màu được chia ra nhiều nhóm  : Blue,Red, Yellow,Orange,Purple,Green,Tan,Grey,Brown….
* Mỗi nhóm màu có riêng một cái kệ có nhiều tầng và đánh số tùy ý.
Thí dụ kệ chứa mực màu Red thì đánh số từ trên cùng xuống tới sát đất như sau .RA,RB RC,RD,RE,RF,RG



Lưu ý.Tổ chức trên chỉ áp dụng cho mực PLASTISOL BASE  như Genesis Base của Wilflex vì mực pha trộn loại base nầy tồn trử rất nhiều năm mà chất lượng vẫn còn tốt nguyên vẹn.
Đối với mực CHINO BASE,PUFF BASE,FAST FUSION BASE cũng nên tổ chức sắp xếp giống như trên.
Riêng mực WATER BASE vì pha trộn rất dễ dàng nên không cần lưu trử màu mẫu.Mực tồn trử lâu bị mốc meo.
 Còn DISCHARGE BASE chỉ cho kết quả tốt trong 24 giờ sau khi pha trộn mà thôi .Phần mực dư thừa sau khi in xong nếu quá 24 tiếng đồng hồ phải đổ đi.

3 - Xử  dụng colors Book.
 Thí dụ khách hàng đưa cho chúng ta một design gồm có 6 màu.Chúng ta mang design vào phòng có ánh sáng chuẩn,lật Colors Book rồi so sánh từng màu của design với màu của Colors Book.Nếu Colors Book có cả ngàn màu như tại cơ sở của ngườn viết bài nầy thì sẽ có ngay 6 màu mực đã có công thức hoặc 6 lọ mực đã có sẵn trên kệ đem xài ngay.

Thursday, June 5, 2014

MAKING YOUR OWN SCREENS FOR TEXTILE SCREEN PRINTING

TỰ MÌNH LÀM KHUNG IN VẢI SỢI
Lưới làm khung có thể là lụa tơ tằm, nylon, polyester, polyester mạ kim loại, thép không rĩ, đồng phôt pho gọi là phosphobronze.
Vào thời kỳ mới phát minh cách in vải sợi bằng khung,người ta dùng lụa tơ tằm làm lưới khung..Do đó mới có cái tên in khung luạ goị là silk screen printing.
Ngày nay lụa tơ tằm được thay bằng lưới nylon hoặc polyester lâu mòn, lâu đứt, đàn hồi tốt hơn và rẽ tiền hơn lụa tơ tằm.
Lướị dệt bằng sơi liên tục không gían đoạn được gọi là monofilament hoặc sợi do nhìều xơ nhỏ se kết lại gọi là multifilament.
Loại lưới dệt bằng multifilament có khuyết điểm mực in kẹt lại trong xơ khó chùi sạch, mau mòn,hình in ra thô không đẹp.Chỉ nên dùng lại lưới nầy khi  chung ta muốn in lớp mực dày.
1 - Cách nhận diện và chọn  lưới.
Trên mặt hàng lưới dệt bằng monofilament, nhà sản xuất phải in 3 chi tiết chính :tên của sợi lưới là gì và hai con số kẹp với nhau.Thí dụ polyester 173/55 .Qui ước nầy cho người xữ dụng biết mỗi inch có 173 lổ và độ lớn của sợi dệt lưới là 55 denier.Con số đầu nếu càng lớn thì lổ càng nhỏ.Thí dụ lưới 230 có lổ nhỏ hơn lưới 110; lưới 305 có lổ nhỏ hơn lưới 230.
Dùng chữ lổ (holes) thay cho chữ sợi (threads)để dễ nhớ hơn nếu không chuyên môn về ngành dệt vải sợi.
Con số thứ nhì càng lớn thì sơi dệt có đường kính lớn theo.Sợi 75 denier to hơn sợi 55 denier.

Lưới màu trắng 180, màu cam 400, màu vàng 230


Trên mặt hàng lưới dệt bằng xơ multifilament thì ký hiệu được viết theo cách khác như sau.Thí dụ lưới 10X, 10XX, 10XXX. Càng nhiều chữ X thì sợi càng to. Lưới 6XX có 74 lổ /in, lưới 16XX có157 lổ /in, lưới 21XX có 300 lổ /in.
Lưới 10XX tương đương với lưới polyester 110-125.
Lưới bằng kim loại.Loại lưới mạ kim loại dệt bằng sợi polyester gọi là metallized polyester có tráng mặt ngoài một lớp kim loại không rĩ có độ chà mòn rất cao.Muốn xử dụng loại lưới nầy cần phải làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Còn loại lưới dệt bằng sơị kim loại thì dùng để in trên sành sứ và mạch địên tử.Lưới có ưu điểm mực xuyên qua đầy đủ nên nét in rõ đẹp.Khi in xong muốn tái xử dụng  phải đốt nhanh qua ngọn lữa của khí đốt.

* Tuỳ theo hình vẽ hay hình chụp bằng máy ảnh, chúng ta chọn lưới có lổ thích hợp.Nếu không chọn tốt khi in bức hình sẽ có hiện tượng gọi là Moiré nghĩa là có những đường ngắn nằm nghiêng.
* Nếu bức hình cần in mực plastisol glitters thì chọn lưới 25-40
* Nếu bức hình cần in mực plastisol puff, plastisol metallics thì chọn lưới 70-86
* Nếu bức hình cần in màu fluorescent thì chọn lưới 109 , 110 , 175 hoặc 180 vì mực fluorescent có hạt lớn hơn loại mực thường.
* Những búc hình in bằng mực thường không có gì đặc biệt thì chọn lưới 158,160, 175, 180.
* Đối với hình chụp bằng máy ảnh hay hình có haftone cần phải in bằng mực haftone hay mực four colors prosess thì đặt dương bản lên lưới rồi xoay dương bản có đèn rọi phía dưới kiểm soát nếu không thấy có Moiré thì chọn lưới đó.
Haftone là tập hợp những chấm có nhiều cở nhỏ và lớn có màu đậm hoặc lợt gọi là dotcấu tạo nên bức hình.Vùng có chấm lớn thì màu đậm vùng có chấm nhỏ thì màu lợt. Số lượng chấm được đo bằng lpi nghĩa là lines per inch..Nhìn bằng mắt trần chỗ nào có 85 lpi thì thấy chổ đó liên tục không có dot.Theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy nếu thấy hình có từ 10-90% haftone thì chọn lưới có lổ 230, 305
2 – Chọn vật liệu làm khung và cách căng lưới.
* Vật liệu làm khung là gổ hoặc kim loại, hợp kim mhôm.
Khung làm bằng gổ có ưu điểm dễ thực hiện,giá rẽ và rất phổ thông nhưng có khuyết điểm bị mo cong.Sau vài lần in lưới gỉam sức căng làm cho sự lấy dấu goị là registration của các khung in chồng lên  khung đầu tiên khó khăn, mất thì giờ và không chính xác.
Chỉ nên xử dụng loại khung làm bằng gổ khi in 2-3 màu và khi tài chánh còn quá eo hẹp.
Để chống sự mo cong và ngấm nước hoặc ngấm dầu , khung gổ phải được nhúng trong vẹc ni .Nếu tự mình ráp khung thì bốn góc phải trét keo epoxy và đóng đinh 3 cái đinh để khung vững chắc.
Gổ làm khung tùy thuộc nơi sinh sống của chủ xí nghiệp.Tại USA người ta dùng gổ white pine,gổ spruce,gổ mahogany.

Nếu chọn gổ tốt, và làm đúng như trên, khung gổ theo kinh nghiệm của người viết bài nầy đã từng tự làm lấy trên 300 khung gổ gồm nhiều cở rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ và thật nhỏ đã xài từ 8-10 năm vẫn không mo cong hay mục rã.Trong thời gian nầy chỉ thay đổi lưới khung mà thôi.
Ở những quốc gia còn nghèo thiếu nhiều phương tiện nên xử dụng khung làm bằng gổ.

 * Cách căng lưới không có máy căng ( Without Stretching Apparatus).
 -  Khung làm bằng gổ. Dụng cụ cần phải có : đồng hồ đo sức căng gọi là tensiometer,máy tạo hơi sép gọi la air compressor,dụng cụ đóng staples, keo epoxy, một cuộn nệp vải polyester hay nylon rộng khoãng 5/8 in,đinh staples,bàn có một rảnh dài và rộng khõang 5/16 in, một nệp sắt tráng kẽm dài và dày khoảng 4/16 in.



Đây là hình vẽ phương pháp căng vải khung tự mình sáng chế.
Kéo vải khung cho thật căng.Ép sắt chận vải vào
rảnh sâu bằng búa sắt.Tách rời vật nâng khung.
Hạ  từ từ khung xuống mặt bàn .Lấy một vật nặng chận khung.
Bôi keo epoxy trên vải thành khung rôi xịt activator.
 Dán vải lưới vào một đầu khung bằng keo epoxy rồi gá đầu đó vào một vật có chiều cao tự chọn để nâng khung.
Keó vải lưới cho thật căng rồi chận lưới cho thật chắc vào trong một rảnh sâu bằng một cái nệp sắt 
Hạ từ từ khung xuống mặt bàn. Lấy vật nặng đặt trên thành khung cho nằm sát với mặt bàn.
Dùng tension meter đo độ căng trước khi bôi keo epoxy. Nếu thấy độ căng còn yếu thì lấy nệp sắt ra rồi dựng khung cao thêm.


Tension meter

Trải keo epoxy lên thành khung có lưới và xịt activator.
Tiếp tục làm như vậy cho hai thành khung còn lại.
Nếu muốn khung không bị tróc keo khi xài lâu thì cần kẹp thêm trên 4 thành khung nệp vải nylon màu trắng có đóng staples. Xem hình chụp khung đã làm xong.


Đây là hình chụp khung gỗ
căng theo phương pháp mô tả trên.
  Khung roller frames làm bằng kim loại.
 Khung cấu tạo bởi 4 ống ( tubes) kim loại. Dọc theo mổi ống có một cái rảnh để kẹp lưới vào đó nhờ một cái nệp dẹp bằng plastic cứng. Sau khi kẹp chận lưới vào tất cả các rảnh của ống , dùng wrench xoay tất cả 4 ống để vải lưới căng thẳng vừa phải.
Đầu mỗi ống có một con ốc.Siết chặc các ốc của 3 ống  Xoay ống còn laị cho căng nhiều hơn trước rồi siết ốc.Tháo ốc của ống đối diện rồi xoay ống và siết ốc như đã làm.Tiếp tục làm như vậy cho 2 ống sau cùng.
Lưu ý phải xả bớt sức căng lưới ở 4 góc khung để lưới không bị đứt rách.


Một góc của khung roller frame
  

          Căng lưới khung roller frames.
Trước khi thực hiện căng lưới (tensioning frame) cần có những món ( items) kê sau.
 - 1  bàn thật vững chắc.
 - 1 đà nằm ngang bằng gổ hay bằng kim loại dùng chận khung nằm sát vào mặt bàn.
 - 2 wrenches :  wrench 1 dùng xoay ống khung và wrench 2 dùng siết ốc.
 - 4 clips do supplier cung cấp dùng kẹp vải lưới vào rảnh của ống khung
    trước khi chận bằng nêp plastic cứng.
 - Vải lưới có ghi rỏ mesh count.
 - Bảng ghi chép initial tension, relaxed tension before 1st run do supplier cung cấp.
 - Một cuộn nệp dẹp bằng plastic cứng do supplier cung cấp.
 - Một tension meter.          





Đây là loại khung kim loại lý tưởng nhưng đắc tiền vì bằng sáng chế.

Roller frames have 4 sides rotated. Along each side there is one groove or slot where fabric will be pressed down and secured by a plastic strap or 2 plastic rods together.
Roller frames have some convenience in stretching and re-tension.
For mesh count 355 the required initial tension should be 22 Newtons.After 4hrs the tension will be down to 18 .
For mesh count 305, we put the initial tension at 28 Newtons.After 4hrs of relax the tension will go to 22.
For mesh count 230 the initial tension is 30 Newtons.After 4hrs the tension will fall to 24 .
For mesh count 180 the initial tension is put at 32 Newtons and after 4hrs it will be at 26 .
For mesh count 110 the needed initial tension is 41 Newtons and after 4 hrs it will fall to 32.

Before coating emulsion,all screens should be re-tensioned back to the initial tension numbers and must be very clean .

Monday, June 2, 2014

INKS USED FOR TEXTILE SCREEN PRINTING

NHỮNG LOẠI MỰC DÙNG IN BÔNG KHUNG VẢI .
Có 2 loại mực dùng in vải sợi,loại tan trong dầu gọi plastisol và loại tan trong H20 gọi là water base inks.
Cần lưu ý mực in vải khác với thuốc nhuộm vải goị là dyestuff.
Thuốc nhuộm nếu muốn dùng in trên vải thì phải pha trộn với chất keo thành dạng sền sệt có độ nhảo viscosity thích hợp tuỳ theo vải khung gọi là mesh count rồi mới in lên vải được.Tuỳ theo loại thuốc nhuộm,công thức cần phải pha trộn  them vào đó một số hóa chất khác nữa.
Còn mực in thì luôn luôn ở trạng thái sền sệt hoặc nhão có công thức căn bản như sau.

                 Plastisol base hoặc Water base  +  bột màu gọi là pigment concentrate  à  mực in

PLASTISOL– là chất nhựa Polyvinyl Chloride viết tắt PVC ở trạng thái phân tán gọi là dispersion có hạt rất nhỏ cở từ 0.5 tới 2 microns trộn chung với chất làm mềm gọi là plasticizer.Chất làm mềm được xử dụng nhiều nhất có tên là phthalate.
Chất plastisol trộn với plasticizer được gọi là base có đặc tính kết hợp các hột bột màu pigments thành một màng mỏng liên tục và bám chặt vào mặt vải khi in.
Sau khi in xong,mực plastisol phải được cho chạy qua máy sấy bằng hơi nóng trong một thời gian theo qui định.
Khi bị hấp nóng trong lúc di chuyển không ngừng trong máy sấy,chất plastisol trở nên mềm ra và phồng lên trong chất plasticizer rồi hút hết chất plasticizer bọc quanh.Khi chất plasticizer bị hút hết thì các hạt plastisol  mới dính vào nhau tạo ra một màng đều đặn và bám dính vào vải in.
Cơ chế nầy xãy trang ở nhiệt độ thích hợp  từ 300-350 *F trong 3 phút . Đây là một điểm quan trong mà chuyên viên phải ghi nhớ thuộc lòng khi điều chỉnh nhiệt độ máy sấy và tốc độ băng tải chạy xuyên qua lò sấy trước khi cho lệnh máy in khởi sự hoạt động.Các chất pha trộn trong mực plastisol sẽ bắt đâu sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 400 *F và sẽ gây độc hại cho công nhân.
Trong công thức căn bản nêu trên tùy theo tình huống,có thể pha têm vào đó chất độn filler,chất khuếch tán extender chất ổn định đối với ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ gọi là stabilizer to light and heat.

Các loại mực chế tạo từ plastisol base.
* Plastisol puff mực sẽ phồng lên sau khi chạy qua máy sấy ở nhiệt độ thích hợp 310-330*F.
* Plastisol haftone. Mực phải có đặc tính quan trọng thứ nhất là độ trong suốt goi là transparency nghĩa là ánh sáng khi xuyên qua mực không bị phân tán.Lý tưởng nhất là ánh sáng xuyên qua lớp mức ,chạm vào vải rồi dội trở ra theo đường thẳng.Đặc tính thứ hai cần phải là có độ bóng láng gọi là gloss.Loại mực nầy dùng in những bức hình chụp bằng máy ảnh,gồm có  4 màu gọi là “ Four colors process” .Đó là magenta,yellow,cyan và black.
* Plastisol fast fusion dùng in những loại vải cần phải sấy ở nhiệt độ thấp 270*F như acrylic và nylon rất mỏng để không bị cháy hoặc co rút..

* Plastisol heat transfers dùng in trên giấy rồi giấy được in qua vải bằng sức ép 40-45 PSI và nhiệt độ 375*F như dùng bàn ủi tay hoặc bàn ép nóng.Giấy phải là loại đặc biệt  không hút ẩm và có lớp sáp để có thể lột được dễ dàng sau khi ép vào vải.

* Plastisol fluorescent dùng in những màu sáng nổi.Nhóm nầy plastisol trộn với organic fluorescent pigments.

* Plastisol phosphorescent dùng in những màu ban đêm dưới ánh đèn sẽ phát quang.

* Plastisol sparkles, Plastisol glitters, Plastisol shimmers, Plastsol metallics dùng in những hình vẽ có chớp sáng như  kim lọai. Mực thuộc nhóm nầy sấy ở nhiệt độ thấp nên phải dùng loại Plastisol fast fusion base.

* Plastisol discharge.Có một số màu của vải  đã nhuộm ,chúng ta có thể bóc ra bằng cách in một lớp plastisol discharge.Sau khi in ,lớp nầy được làm khô sơ sài rồi chúng ta in chồng lên đó những màu khác.Phương pháp nầy áp dụng cho những loaị vải nhuộm màu đen hoặc màu quá đậm.

Mực hòa tan trong nước- Water base inks
Mực hòa tan trong nước gọi là water base inks dùng cho kỹ nghệ in vải sợi đã xuất hiện tại USA từ lâu có thể nói 50-60 năm rồi.Riêng tại bang California vì có luật ngăn cấm gây ô nhiểm nên các nhà sãn xuất water based inks đã tìm đủ moị cách để nghiên cứu cải tiến sãn phẩm của họ mong có nhiều cơ sở in vải sợi mua xữ dụng..Cấu tạo của water based ink là hổn hợp chất keo dính (binder) ở độ pH cao,tan được trong H20 goị là alkali soluble resin trộn với chất chống mốc meo,chất extender,chất thickener,chất retardant ngăn ngừa khô quá nhanh và pigments.
Kể từ năm 2009 theo kết quả đã xử dụng tại xí nghiệp,người viết bài nầy nhận xét water based inks của Matsui Shikiso Chemical Co. Japan gần đạt độ hòan chỉnh về xữ dụng tiện lợi và màu sắc đẹp hơn những công ty khác.
Trong vòng 12 năm nay,để đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường đã có thêm một loại base hoà tan trong nước gọi là Water discharge base.
Water discharge base .
Discharge là phản ứng hóa học xóa bỏ màu của thuốc đã nhuộm vải.Phản ứng sẽ xãy ra khi trộn base với một hóa chất bột màu trắng tên là ZFS ( zinc formaldehyde sulfoxylate ) rồi in lên vải màu ở nhiệt độ 180*F.Chỉ có màu của một số thuốc nhuộm vải được xóa bỏ mà thôi.Do đó trước khi xữ dụng discharge base phải tham khảo tài liệu của nhà cung cấp sãn phẩm đã nhuộm những màu đậm như màu đen,màu navy,màu burgundy.Nếu không có hòan cảnh để tham khảo tài liệu thì chỉ cần tự mình thực hiện trắc nghiệm tại cơ xưởng.
Tại sao dùng discharge base ?
Thông thường muốn in một bức hình lên vải có màu đậm như màu đen,màu navy ,mau burgundy v.v...chúng ta phải in trước tiên một lớp mực màu trắng gọi opaque white hay high density white để che màu đậm của vải rồi sau đó mới in các màu kế tiếp.Dùng cách nầy bức hình in trên vải sẽ dày cộm, thiếu mềm mại,trông thô không đẹp.



Discharge ink là water base ink nên khi xử dụng sẽ có
trục trặc bị đọng nước cần phải biết cách khống chế mới
có thể in được nhiều màu chồng lên như hình nầy.
Khi gặp trục trặc thì hàng in bị hư hỏng,mất tiền.


Để tránh khuyết điểm đó chúng ta in một lớp discharge base lên vải rồi sấy đủ khô.Màu đậm biến mất ,chỗ in trở thành màu trắng hơi nâu. Các màu kế tiếp được lần lược in lên đó.Sau khi qua lò sấy, bức hình in sẽ xuất hiện hòan toàn, trông mềm mại và đẹp hơn cách in thông thường. Đó là lý do cần phải dùng discharge base.

Cách pha trộn và kỹ thuật xử dụng discharge base.



Discharge base có dạn sền sệt như cháo sữa.Khi nào cần cho sản xuất thì mới đem pha trộn với ZFS theo phân lượng qui định của nhà chế tạo .
Thông thường cứ 100 gr discharge base thì trộn 4 -8 gr ZFS. Nếu pha nhiều ZFS thì màu của  bức hình in sẽ thay đổi..Khuấy trộn cho thật đều bằng tay hay máy trộn và chỉ xử dụng trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Quá thời gian đó discharge base không cho kết quả tốt.
Những khó khăn gặp phải khi dùng discharge base.
 Vì discharge base hoà tan trong nước và phải pha trộn với bột hóa chất độc hại ZFS cho nên khi xữ dụng muốn có kết quả như ý muốn đương nhiên sẽ gặp khó khăn cần phải vượt qua như sau theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy.
* Khung in phải có mesh count #160 -175 và có lớp stencil tráng bằng loại water resistant emulsion . Sau khi qua giai đọan rọi ánh sáng và rữa hình , khung in cần  phải khô ráo bằng cách thổi hơi ép và phơi ra ngoài trời trong vài giờ để Ultra Violet làm tăng thêm độ cứng và sức chịu đựng của stencil. Nếu không làm đúng như vậy thì lớp tráng stencil sẽ đứt bể không thể  in được.
* Tìm cách điều chỉnh góc độ, sức ép  và tốc độ của squeezees để lớp discharge base trải đều trên mặt vải và không cho thấm sâu xuyên tới mặt bàn in gọi là  printing palette để tránh nước trong discharge base làm hư hại nhanh chóng lớp giấy dán trên mặt bàn in.
* Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian của bộ phận sấy sơ bộ gọi là flash cure  unit làm thế nào khì sờ ngón tay trỏ vào lớp discharge base không cảm thấy dính tay. Làm như vậy để tránh discharge base còn ước dính vào các khung in kế tiếp.Tuỳ sản phẩm , thời gian nầy khoảng 1 giây nhưng thời gian cần cho phản ứng  discharge xãy ra đế bóc màu dưới flash cure là 30  giây (seconds).


Sau khi in đầu tiên lớp discharge white, khung in được chuyển ngay tới
Flash Cure Unit để làm ráo H2O. Sau đó khung in được tiếp tục di chuyển
để in các màu còn lại.


* Khi thấy lớp discharge base trải không đều thì lấy giấy nhúng nước lau sạch mặt đáy của vải khung.
* Sau khi lớp discharge base vừa đủ khô , chúng ta tiếp tục in những màu kế tiếp như thường lệ.
Sau đó vải vừa in xong phải cho ngay vào lò sấy đã được điều chỉnh tốc độ của băng tải thế nào để cho vải phải ở trong đó tối thiểu 90 giây gọi là minimum dwell time. 
* Mùi bốc ra từ sản phâm gây khó chịu nhức đầu nên chỗ in phải thóang và lò sấy phải được tthoát khí theo tiêu chuẩn qui định. Những hóa chất bốc ra từ discharge base gồm có CO,CO2,Sulfur dioxide,Zinc oxide
* Tránh thổi gió vào khung in làm mực khô nhanh trên khung.
* Sả̃n phẩm in xong cần phải được giặt sạch hóa chất thặng dư mới đem xử dụng.