THÂN CHÀO QUÝ BẠN
Blogger nầy chỉ tồn trử kiến thức và kinh nghiệm về nghề “Materials Testing”, “Textile Screen Printing” và “Internet Programming” của một kỹ sư đã phục vụ tại :
* Trung Tâm Khảo sát Kỹ Thuật Quân Nhu /QLVNCH “ & “ Viện Quốc Gia Định Chuẩn/VNCH”
* Xí nghiệp “Hiệp Hưng / VN” ( sãn xuất giày vãi cao su )
"Bradbury Company Inc/USA"(Textile Screenprinting,Imprinted Sportswear Programs) & “Sundance Graphics Inc / USA” ( in bông vãi sợi ) từ năm 1965 để dành cho thế hệ trẻ muốn học nghề.
Vạn Vật Thái Bình (PEACE ON EARTH).

Thursday, July 24, 2014

CONFIRM(), IF….ELSE & ALERT()

Trong javaScript tất cả những gì có tên đều được xem là object.
Muốn vận hành object để làm một công việc nào đó thì phải tồn trử nó trong một variable viết tắt var chứa trong memory và phải đặt cho variable một cái tên tuỳ ý mình.
Trong thí dụ sau, chúng ta chọn answer là tên của var để tồn trử confirm() trong đó.

                                     var answer = confirm()
confirm() là popup box còn được gọi là built-in method trong javaScript dùng để yêu cầu trả lời câu hỏi nêu ra.
Gọi là built-in method vì nó chứa sẵn rất nhiều code dấu kín mà chúng ta không thể thấy được. Chúng ta chỉ cần biết cách xử dụng cái method đó mà thôi.
alert() box cũng là built-in method.
Thí dụ trong confirm() chúng ta viết câu hỏi :” Are you the student of this school ?
 Khi box xuất hiện sẽ thấy có câu hỏi đó với chữ OK và chữ Cancel
Nếu click chữ OK, tức là xác nhận đúng, tức là xác nhận true, tức là xác nhận học sinh của trường nầy.Trường hợp nầy chúng ta xử dụng chữ if và alert( ) popup box để chỉ cho người muốn vào trường hảy đi vào cổng số 1.

Nếu click chữ cancel nghĩa là không phải học trò của trường nầy, nghĩa là thuộc vào trường hợp khác không liên hệ gì tới học trò của trường nầy.Trong tường hợp nầy chúng ta dùng else và alert( ) popup box để chỉ cho người muốn vào trường hảy đi vào cổng số 3.


Wednesday, July 16, 2014

DISTINCTION BETWEEN ARRAY AND STRING IN JAVASCRIPT

Phân biệt array với string trong JavaScript

Thí dụ.
Đây là array :  var cars = [ “Toyota”, “GMC”, “BMW” ]
Đây là string :  var text = ‘ Thân chào quý bạn khắp nơi trên thế giới ’

* JavaScript Array có thể chứa nhiều objects. Phải viết objects trong square brackets […]  và phải được declared bằng chữ var. Mỗi object có thể có nhiều values.
Chúng ta có thể hiển thị từng object hoặc hiển thị tất cả objects cùng một lúc tuỳ ý.
Thí dụ. 
Viết trong script tags .
var cities=["Nhatrang : seaside city,center ofVN", "Hue : old emperial capitol"];
alert(cities[0]+","+cities[1]); // output Nhatrang : seaside city,center ofVN, Hue:old : emperial capitol

Có 3 cách viết array nhưng cách viết có square brackets […] rất thông dụng và được ưa chuộng hơn hết.
Trong array có thể tồn trử ( store ) những con số, strings, Boolean values và những arrays khác.

Chúng ta cũng có thể tạo một array bỏ trống.Thí dụ   var  baxao = [ ]
* JavaScript String là một chuổi gồm nhiều chữ (characters) phải viết trong dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc đơn và phải được declared bằng chữ var.
JavaScript String dùng để giử data (hold data) ở hình thức là text.

var text=' Thân chào quý bạn khắp nơi trên thế giới '
alert(text); // output  Thân chào quý bạn khắp nơi trên thế giới

Chuyển đổi array thành string.
Muốn đổi array thành string thì dùng toString̣() method như sau sẽ được kết quả giống như trên.
var cities=["Nhatrang : seaside city,center ofVN","Hue : old emperial capitol"];
alert(cities.toString()); // output Nhatrang :seaside city,center ofVN, Hue : old emperial capitol

* Nối các elements hay objects trong array
Thí dụ.
Trong thí dụ nầy có 3 array elements khác nhau là "CON", "NEC", "TION" .
Dùng phương pháp join() nối với array bằng dấu chấm ,  sẽ xuất hiện chữCONNECTION
Viết trong script tag.
function joinArray(){
  var a = new Array("CON","NEC","TION");
  var b = a.join(" ");// Trong (" ") phải có dấu ngoặc kép hay ngoặc đơn.
  return(b);
}
alert(joinArray()) // output CONNECTION

* Nối các arrays với nhau.
Dùng concat( ) method nối 3 arrays với nhau.
Viết trong script tag.
var a = ['GMC','FORD','PONTIAC'];
var b = ['TOYOTA','BMW','SUZUKI'];
var c = ['MAZDA','PEUGOT'];
var d = [a,b,c].concat( );
alert(d); // output GMC,FORD,PONTIAC,TOYOTA,BMW,SUZUKI, MAZDA,PEUGOT

Array có một số phương pháp gọi là array methods như join(), concat(), push(), unshift(), reverse(), 
sort(), splice(), slice(), pop(), shift(), toString().
Chúng ta chỉ chọn phương pháp nào thích hợp cho loại javaScript program mà chúng ta muốn viết. 

Sunday, July 13, 2014

PREPARATION OF SCREENS READY BEFORE PRINTING

Trước khi mở máy bắt đầu in bất cứ lô hàng nào, việc đầu tiên cần phải kiểm soát cẩn thận khung in và mực in có được thực hiệ́n tốt hay không .
 * Những khung in không được để sót pinholes và haze. Chữ in và hình bắt buộc không có răng cưa và Moire’. Emulsion tráng khung dùng mực water base  khác với emulsion tráng khung dùng mực plastisol. Chữ viết phải đúng theo mẫu của khách hàng và không sai lỗi chính tả. Registration của các khung không sai lệch.Mẫu in cần bao nhiêu khung.Nếu mẫu in có halftone, phải xem xét các “dots” có “open” không.

 * Mực in phải có màu tiệp với những mẫu màu của khách hàng yêu cầu và số lượng mực phải được tính trước vừa đủ hay dư thừa chút it́ cho lô hàng.Mực in là plastisol hay water base.

                                            ---------------------------

1-       RECLAIMING SCREENS
Phục hồi khung đã in xong.
* Những khung sau khi in xong được đem rữa sạch mực bằng hóa chất không độc hại trong một cái bồn mà đầu của cái vòi phun hóa chất là một bàn chải. Sau đó đặt khung trên một cái gía bên cạnh để cho khô. Mực sẽ trôi theo hóa chất đọng lại trong cái thùng đặt ở phía dưới bồn.
* Sau khi hóa chất khô, chồng chất những khung trong một cái bồn lớn làm bằng ceramic rồi vừa xịt nước cho thấm ướt tất cả vừa lột hết các tapes bằng giấy hay plastic dán quanh bên trong vành khung.
* Đặt khung nằm ngang ,dùng bàn chải có cán cầm tay nh́úng vào chậu chứa stencil remover đem chà vào một trong hai mặt khung .
* Sau khi chờ đợi 2-3 phút, dựng đứng khung dựa vào thành bồn, xịt nước vào khung bằng vòi có áp suất mạnh bắt đầu tư dưới thấp tận cùng chạy chậm dần dần lên tới cao tận xùng. Lớp stencil sẽ trôi hết .


Bồn rữa mực bằng hóa chất và bơm xịt nước
có áp suất mạnh.

Nếu xịt nước từ cao chạy dần xuống thấp thì stencil sẽ không tróc hết vì nước chảy xuống sẽ làm loảng stencil remover. 
  Ngoài thị trường hiện nay có bán sãn phẩm  Easyway Supra Ink & Stencil Remover kết hợp ink remover với stencil remover .Với sản phẫm nầy, chúng ta chỉ cần thực hiện một động tác nhưng được 2 việc(double action) của ink remover và stencil remover.

      CHÚ Ý.

    Stencil remover còn gọi reclaimer solution là một dung dịch nước có chất hòa tan tên là  sodium meta periodate. Chất nầy sẽ phá vở cross-linking trong PVA stencil khi vừa tiếp xúc với stencil nhờ nước mang tới.Còn nước chỉ có nhiệm vụ làm mèm và căng phồng stencil.
     Đối với những stencil khán nước, nước không thể làm phồng stencil nên hóa chất sodium meta periodate không thể tiếp xúc với cross-link chains được cho nên chúng ta không thể xịt nước sạch hết stenciḷ (Stencil can’t be washed-off ).
Nếu để reclaimer khô trên stencil, reclaimer sẽ làm cho stencil cứng thêm.
   Nếu trường hợp nầy xãy ra, chúng ta không thể reclaim khung để xử dụng lại mặc dầu bôi thêm reclaimer lần thứ hai.

 2- DEGREASING SCREENS
   Tẩy sạch chất nhờn.
 * Khung mới mua hay mới làm xong.
Đối với những khung mới làm xong hay mới mua về, vì sợi dệt vải lưới có chứa chất chống cọ xát ( abrasion resistance) hoặc dầu mở hay chất sáp bám sâu nên phải dùng một chất nhám sền sệt ( paste) có hạt rất mịn 18-20 microns gọi là abrader để chà xát trên 2 mặt vải khung. Sau đó xịt nước cho sạch abrader rồi chà detergent trên 2 mặt khung và xịt nược bằng voì áp suất bắt đầu từ trên cùng xuống tận cùng. Nhớ xịt nước sạch cả 4 thành khung nữa vì khi xịt sạch detergent trên vải khung chất dơ trên thành khung chắc chắn văn vaò vải khung.

* Khung cũ - Reclaimed screens
Đối với khung cũ không cần xử dụng abrader. Cần chú ý đến những vết dơ goị là haze và những vết stencil khó xóa sạch.Trong  trường hợp nầy phải dùng hóa chất gọi là haze remover.
Sau khi xóa hết những vết haze mới chà detergent và xịt sạch với vòi nước có áp suất mạnh.Cần lưu ý có những loai haze remover rất mạnh nếu chà vaò khung mà không xịt nước rửa ngay thì vải khung sẽ đứt rách.
Hiên nay công ty ULANO có một hoá chất tên là Ulanogel 23 Abrader/Degreaser có đặc tính vừa xóa sạch haze vừa tẩy sạch chất dầu mở .

 3-DRYING SCREENS- Làm khô khung.
(Screens are very wet after degreasing step. Dry them as shown in picture in a clean and ventilate area.)
                                                            
Sau khi tẩy sạch khung với detergent (degreasing step)
đem khung còn uớt phơi trên giá gổ như hình
chụp trong phòng không có bụi và phòng phải có quạt thông gió.


      4- COATING  SCREENS.

         

                Photographic Emulsion + Scoop coater + Coating techniques
    * Emulsion là một loai hoá chất ở dạng sền sệt ( paste) cấu tạo bởi chất gelatin,hoặc cấu tạo bởi chemical polymers nhuộm màu lá cây hay màu đỏ,màu tím tùy ý của nhà sản xuất, trước khi dùng để trán khung vải in bông chúng ta phải trộn thêm với một hoá chất khác hòa tan được trong nước tên là sensitizer ( silver  bromide hay silver chloride dùng cho gelatin) 

                 Photographic emulsion = emulsion + sensitizer

    Gelatin lấy từ collagen của da heo,da bò hay xương động vật bằng phương pháp thuỷ giải( hydrolyse.)
  Photographic Emulsion tan được trong nước khi còn ướt nhưng sau khi phơi khô trong phòng kín nếu gặp ánh sáng trong một thời gian sẽ không còn tan được trong nước nữa.

  Ngày nay, hầu hết emulsions dùng trong kỹ nghệ in bông vải sợi cấu tạo bằng chemical polymers ( polyvinyl acetate và polyvinyl alcohol).
  Làm thế nào chúng ta có thể chọn được một loại emulsion tốt và giá thấp nhất ? Qua nhiều năm trong nghề, người viết bài nầy đã làm trắc nghiệm xử dụng rất nhiều mẫu của các nhà cung cấp để chọn emulsion phù hợp với hòan cảnh đang có của cơ sở sãn xuất lúc bấy giờ.
 Thông thường khi mua emulsion nhà sản xuất sẽ gửi cho chúng ta một lọ nhỏ màu sậm đựng  sensitizer và một hủ bằng plastic có dung tích một gallon đựng emulsion nhuộm màu xanh lá cây hay màu đỏ, màu tím.
 Đổ nước cất ( distilled water ) vào gần đầy lọ sensitizer, lắc bằng tay cho tan hết rồi đổ vào hủ emulsion và khuấy trộn cho thật đều. Sau khi trộn xong, phải để emulsion sạch hết bong bóng(  bubbles) trong khoảng vài giờ mới bắt đầu xử dụng.
  Chú ý. Sau khi hòa tan sensitizer không nên để lâu quá 2 tiếng đồng hồ ( for longer than 2 hours)
  Polyvinyl acetate thì khán nước( water-resistant)còn polyvinyl alcohol thì khán dung môi (solvent-resistant). Nếu emulsion được pha trộn cả hai hóa chất nầy với nhau thì được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

  Emulsion nếu chứa ít chất độn (inert filler) thì khi khô sẽ co rút nhiều, tạo ra nhiều pinholes cho nên cần phải pha thêm chất độn trên 35 phần trăm.Nhưng emulsion có nhiều chất độn thì thời gian đốt khung (exposure time) lâu hơn.

   Trước năm 1980, người ta dùng hoá chất benzene diazonium salt làm sensitizer nên gọi  Diazo emulsions .
   Ngày nay có thể thay thế diazo bằng hóa chất Styryl Basolium Quaternary salt nên gọi     SBQ-based emulsions.
    Styryl Basolium Quaternary còn có tên là Stilbenium quarternized (SBQ).
   Sự nối kết hóa học của SBQ với polyvinyl alcohol( PVA)do University of Tokyo Japan đã  nghiên cứu thực hiện thành công từ năm 1980 .Sau đó nhiều công ty đem áp dụng thành quả nầy chế tạo emulsions cho công nghiệp in bông vải sợi.

 Ngày xưa trước1965, người ta dùng potassium bichromate làm sensitizer.Khi chưa có polymer dùng gelatin làm emulsion được nhuộm màu tuỳ ý để dể tìm pinholes khi trán khung vải. 
 Vậy nếu chúng ta là sinh viên đang học nghề muốn tự chế lấy photographic emulsion, có thể dựa vào công thức như sau rồi tự mình điều chỉnh lấy tuỳ theo độ tinh khiết của hóa chất.Nếu dùng quá nhiều potassium bichromate,stencil sẽ dòn dể bể nát.
        150 grs gelatin + 1400 cc  H2O + 145 grs potassium bichromate + red dye
  
                                      -----------------------------------

                   So sánh diazo emulsion với SBQ emulsion.
  Diazo Emulsion : chất sensitizer là benzene diazonium salt for light reactivity
  SBQ emulsion (còn gọi photopolymer emulsion) : chất sensitizer là Styryl Basolium Quaternary for light reactivity trộn sẳn trong đó bởi xưởng chế tạo. Nghĩa là chất căn bản của loại emulsion nầy là những phân tử polyvinyl-SBQ được kết hợp tại một khâu riêng biệt rồi được chuyển tới khâu pha trộn với nước và nnhững hóa chất phụ khác nữa thành emulsion bán ra thị trường. Đó là lý do mới có tên photopolymer emulsion
              
            Ưu điểm và khuyết của diazo emulsions :
- Chỉ trộn sensitizer vào emulsion khi cần xử dụng .
- Gía rẻ.
- Lâu bị phản ứng với ánh sáng. Cho nên khi đốt khung ( exposure to light source) phải dùng đèn ánh sáng phát UV thật mạnh thì mới khỏỉ mất nhiều thì giờ.
- Được chế tạo ở dạng khán nước hoặc khán dung môi ( water-resistant or solvent-resistant ).
- Sau khi trộn với sensitizer, chúng ta có thể tồn trử diazo emulsion lâu tới 3 tháng trong phòng tối có nhiệt độ bình thường.
- Nếu dùng tráng những khung có mesh count 40-86 để in puff base, in glitters, in sparkles sẽ  phải đốt khung rất lâu nên bất tiện.
- Reclaiming rất dể.          
             Ưu điểm và khuyết điểm của Photopolymers or SBQ emulsions.
 - Sensitizer SBQ đã được tổng hợp sẳn với polyvinyl polymer nên có tên chung photopolymer rồi nhà sản xuất pha chế photopolymer thành emulsions đặt tên là one-pot emulsions
- Rất dể bị phản ứng với ánh sáng nên thời gian đốt khung rất nhanh (short exposure times.)
- Có thể tồn trử lâu đến một năm.Lúc xử dụng không cần khuấy nên không có bong bóng.Stencil có ít pinholes.
- Rất thích hợp cho những mặt hàng in theo halftone vì stencil mỏng.
- Reclaiming phải thực hiện ngay sau khi khung in xong nếu không sẽ không thể remove stencil được. Nói chung vấn đề reclaiming gặp trở ngại.
- Giá mắc hơn diazo emulsion.

 Tìm hiểu sự nối kết hóa học của sensitizer trong emulsions
 Understanding the chemical reaction of sensitizer in emulsions.
     Trong emulsion, tuỳ công thức của nhà sản xuất, có khoảng 50 phần trăm nước. Phần còn lại là polymer, chất độn, chất khuyếch tán dispersions, plasticizers, wetting agents, defoamers, flow agents, và thuốc nhuộm màu lá cây,màu đỏ,màu tím,màu cam…
Lớp trán emulsion trên khung vải sau khi khô gọi là stencil hay film.Chất tạo ra stencil,film bám dính trên khung vải chính là polymer hay gelatin. Sau khi nước bốc hơi hết những chất chứa trong emulsion kết dính với nhau theo lực vật lý( physical bond) mà thôi nên stencil vẫn còn tan rã được trong nước.
Nhưng dưới tác kićh của ánh sáng UV,  polymer hay gelatin của stencil,film sẽ cross-link với bichromates nên stencil không còn tan rã trong nước nữa.

Mấu chót làm cho stencil,film không tan rã trong nước chính là cross-linking process .Cross-linking chỉ xãy ra khi trong stencil có chất bị ánh sáng UV tác kích.Chất đó được gọi là sensitizer. Ngày xa xưa người ta lấy bichromate potassium làm sensitizer.Ngày xa xưa người ta lấy bichromate potassium làm sensitizer. Sensitizer được chọn trong nhóm muối kim loại (metal salt group) gồm có aluminum, chromium, zinc, titanium, zirconium, tin, and iron.

Chromium compound oxyt hóa PVA, làm cross-link với PVA.Nhưng hexavalent chromiuṃ(CrVI) gây ung thư nên người phải dùng organic compound.

Ngày nay người ta đã chế tạo được hai hóa chất khác là benzene diazonium salt và  Styryl Basolium Quaternary làm sensitizers thay thế bichromates nên phẩm chất của emulsions ngày nay đã được cải tiến.

Ngoài ra người ta không muốn xử dụng bichromate vì độc hại(health reasons.)gây ung thư mặc dầu exposure time của bichromate stencil ngắn hớn diazo stencil.



Styryl Basolium Quaternary kết hợp với polyvinyl alcohol thành phân tử gọi là photopolymer SBQ-PVA. Phân tử nầy rất dể bị tác kích bởi ánh sáng ultraviolet, nếu trộn với nước và một số hóa chất độn khác sẽ trở thành photopolymer emulsion. Khi stencil tráng bằng photopolymer emulsion nầy khô hết nước nếu gặp ánh sáng UV thì các nối đôi của Styryl Basolium Quaternary bị bẻ gảy để tạo ra cross-link như hình vẽ và biến đổi stencil đã khô trở thành chất không tan trong nước.Nền màu xanh tượng trưng cho stencil đã khô.

        Diazo Sensitizer.
   Khi nói tới Diazo thì chúng ta nên hiểu đó là benzene diazonium salt.
   Đó là một organic compound, thí dụ [C6H5N2]Cl bezene diazonium clhoride.
   Người ta dùng Diazo thay thế bichromates để làm sensitizer cho emulsion từ lâu trước1980. 
   Khi trộn diazo sensitizer với emulsion, loại muối nầy chỉ hòa tan trong nước chứ không kết hợp với polyvinyl alcohol. Sau khi nước bốc hơi hết chỉ còn stencil khô trên khung vải, nếu gặp tác kích của ánh sáng UV thì cross-linking process giữa sensitizer với PVA mới xuất hiện làm cho stencil không tan trong nước.
  Trong diazonium salt có diazonium ion làm cross-linking với PVA. Nếu không có aniline hay aromatic group cung cấp sự níu kéo (ring attraction )thì diazonium ion sẽ biến mất . 
Vậy muốn có diazonium salt bền hơn để làm sensitizer cho emulsion PVA thì phải có nhóm aromatic như diphenylamine kết nối với diazonium ion.
Sau nầy có nhiều trắc nghiệm cho biết tetrazonium salts còn bền hơn nữa.
   Diazonium salt là gì ?
   Diazo nghĩa là 2 nitrogen atoms, ium nghĩa là positive charge.Vì là salt nên phải có anion tên là    Xđể cân bằng. R là residue của aryl group, alkyl  group sau khi mất hydrogen atom. 
                 Công thức chung của diazonium salt là RN2+X-      
   Benzene diazonium chloride salt không bền .Khi nó xuất hiện thì phải dùng ngay ở nhiệt độ lạnh 0*C . Nếu nhiệt độ > 5*C nó sẽ kết hợp ngay với nước để cho phenol.
                         Cách tạo ra diazonium salt.
  Cho từ từ dung dịch sodium nitrite vào hổn hợp aniline trộn với acid HCL ở nhiệt 
 độ lạnh 0*C, chúng ta sẽ có benzene diazonium chloride [C6H5N2]Cl.
    Công thức chế tạo benzene diazonium chloride tại phòng thí nghiệm .

Pha trộn trong một beaker đặt trong chậu nước đá ở nhiệt độ O*C hổn hợp A gồm có :
        9.1 cc aniline + 25 cc HCl conc + 25 cc H2O
Pha trộn trong một beaker khác dung dịch B gồm có :
        7.5 gr NaNO2 + 25 cc H2O
Rót B vào A ở nhiệt độ lạnh dưới 5*C.Nhớ vừa rót vừa khuấy đều.
Sau 1 giờ đồng hồ , xử dụng ngay diazonium ion .
                   
If HX is HCl,we will get benzene diazonium chloride.
If temperature is over 5*C, benzene diazonium chloride
will disappear,then quickly diazonium ions will react with H2O of the solution
to give phenol.Nitrogen N2 is released as gas.This reaction is called diazotization
discovered by Peter Griess in 1858, used for producing many azo dyes and photosensitizers.



Diazo nghĩa là 2 nitrogen atoms;ium nghĩa là positve charge.

    Hiện nay có rất nhiều bằng sáng chế gọi patents về diazo sensitizer dùng cho PVA.
   Sensitizer được ưa chọn nhiều nhất thuộc nhóm diazo sulphates và diazo phosphates kết hợp cobalt hay zinc chloride .
   HX là  strong acid chúng ta muốn xử dụng.
   * Nếu dùng acid sulphuric sẽ được benzene diazonium sulphate. 
                               C6H5-NH2 + H2SO4 ------> [C6H5NH3]+ +  [HSO4]-
    * Nếu dùng acid nitric thì được benzene diazonium nitrate.
   Benzene diazonium nitrate C6H5N(NO3):N  kết tinh thành hình kim dài (crystallizes in long needles).
      * Nếu dùng phosphoric acid H3PO4 sẽ được benzene diazonium phosphate.
    Benzene diazonium sulphate và benzene diazonium chloride không bền bằng benzene diazonium nitrate.
    Xử dụng diphenylamine để giử diazonium ions được bền hơn (more stable.) vì có nuclei ring và nitrogen có thể thay thế và condensed với formaldehyde.

   Công thức hóa học (chemical formulation) của diazo sensitizer thay đổi tuỳ theo bằng sáng chế của xưởng sãn xuất.Tuy nhiên cho đến nay công thức vẫn còn dựa theo qui trình.
        
                Photosensitizer = diazo sulphate + diazo phosphate + cobalt or zinc chloride

                Condensation of (p- diazodiphenylamine + HCHO + H2SO4 ) ===> diazosulphate
          Trên websites có bán p-diazodiphenylamine sulfate xử dụng làm sensitizer giá 50 USD/kg.
         
        p-diazodiphenylamine sulfate có công thức hóa học  (C6H5NHC6H4N2)2SO4 , có màu yellow green, solid stuff, mùi khó chịu, tan trong nước, đang được sản xuất hầu như khắp nơi.  

         Nhưng diazonium salts vẫn còn khuyết điểm là dể hút ẩm, dể bị hư hỏng bởi nhiệt độ, phải tồn trử trong kho nhiệt độ lạnh, phải bao bì bằng lọai nguyện liệu dày và tối sậm, tồn trử lâu không được, gây tốn kém cho nên đã có nhiều nghiên cứu tìm cách cải tiến với bằng sáng chế riêng cho từng xí nghiệp chuyên môn sản xuất diazonium salts.


Các nhà sản xuất dựa vào một qui trình có tên là “Condensation products of p-diazodiphenylamine-formaldehyde.”đã được khám phá từ lâu để từ đó làm chỗ áp dụng nghiên cứu lấy bằng sáng chế (patents) trong nhiều điều kiện khác nhau riêng cho mỗi xí nghiệp hiện nay.

Condensation reaction là phản ứng kết hợp 2 phân tử giống nhau hay khác nhau có sự hiện diện chất xúc tác (catalyst) trong một môi trường nào đó sẽ cho ra một hóa chất mới và sẽ loại bỏ H2O và vài phân tử đơn giản khác không cần thiết. 

   Diazonium ions trong các loại muối nêu trên không bền (unstable), muốn xư dụng phải dùng ngay khi ions vừa xuất hiện ở nhiệt độ <5*C cho nên muốn kèm giử ions để làm sensitizer pha trộn chung với emulsion thì tìm cách ổn định diazonium salts.
Đã có nhiều bằng sáng chế làm ổn định (stabilise) diazonium salts
  Zinc chloride làm ổn định (stabilisephần nào diazonium salt vì nó tạo ra double salt vợ́i diazonium.Thí dụ (ArN2+Cl)2ZnCl2; ( ArN2+Cl)2PtCl2 .
  
Thay vì dùng phenylamine ( aniline) để chế tạo diazonium salts, chúng ta d̀ung diphenylamine vì trên nuclei ring và nitrogen có thể gắn chất thay thế goị là substituents và condensed với formaldehyde.
  Hiện nay "condensation products of p-diazodiphenylamine-formaldehyde" được xử dụng làm sensitizer khắp nơi vì không còn những khuyết điểm đã kể trên.
   
   KURARAY POVAL đã phổ biến một công thức như sau.
   Polyvinyl alcohol -217( 20% solution) :  60 parts
   Polyvinyl acetate (50% solid content) :  40 parts
   Condensation products of p-diazodiphenylamine-formaldehyde : 1.5 parts

  Một thí dụ  “Condensation products of p-diazodiphenylamine-formaldehyde.”
  Muốn có  “Condensation products of p-diazodiphenylamine-formaldehyde”
 phải chế tạo nguyên liệu p-diazodiphenylamine sulfate C12H13NO4S .
   
Patent US 3163633
1- Add while stirring 23 parts of diphenylamine-diazonium sulfate for 1 hr to 50 parts H2SO4(78% by weight).(Keep stirring while adding). Then add while stirring  2.4 parts by weight of paraformaldehyde for 4 hrs.
2- Then the mixture is stirred for 2 hrs at 40*C temperature.
3- Let the mixture to stand at room temperature for 12 hrs.
4- Dissolve 50 parts by weight of the mixture in 75 parts by volume of water.
Then add barium bromide to this solution until no precipitation of barium sulfate occurs.
5- The mixture is centrifuged and then in vacuum under 70*C .
6- We get 8.8 parts by weight of “Acid bromide of the condensation product “ 

  Diazonium ion có 2 loại phản ứng : replacement reactions và coupling reactions
* Dùng replacement reaction để làm cross linking với nhóm HO của polyvinyl alcohol.    N2 sẽ thoát ra thành khí (N2 is released as gas)
        
                                     
Cross linking of diazonium ion with HO group.
N2 is released as gas.
* Dùng coupling reaction thì diazonium ion được giử lại để nối kết với nhửng compounds khó nối kết .Thí dụ nối kết với aniline để có azo dyes gọi là aniline yellow.

* Diphenylamine (C6H5)2NH  là tinh thể có màu sắc "very pale tan- amber to brown crystals”, muì thơm như hoa dể chịu ( pleasant floral odor).

* Diphenylamine sulfate C12H13NO4S : bột màu hơi trắng, độc hại.
Molecular weight : 267.30

                                 (C6H5)2NH  +  H2SO4    ------>  C12H13NO4S


Scoop coater.
     Chọn scoop coater có chiều dàì thích hợp với bề rộng của khung thường xử dụng.
    Khung có kích thước 20x24 inches thì dùng coater dài 16 inches . 
    Coater dài10 inches chỉ trán được 9 inches rộng .
    Mỗi coater có 2 lưỡi trán (coating edges or coating lips) có đường kính khác nhau. 
    Muốn có lớp trán ( stencil ) dày thì dùng lưỡi có đường kính lớn. 

   * Coating techniques.
   Đối với khâu nầy, người mới học việc cảm thấy rất lúng túng nhưng nếu có người hướng dẫn đứng bên cạnh thì sẽ thấy rất dể sau khi thực tập vài lần.
     - Rót emulsion vào scoop coater ở mức 1/2-2/3. 
-  Tùy theo khung nhỏ hay lớn,chúng ta chọn một cái giá (stand or support) hay cái bàn vửng chắc có độ cao vừa tầm cho mình.
-Tay trái cầm thành khung. Dựng mặt trong của khung (phần chứa mực) nằm dưới một góc nghiêng trên cái giá hay cái bàn.
- Tay phải cầm chính giữa scoop coater.Cố gắng giử emulsion trong scoop coater nằm ngang và tiếp xúc với lưới khung.
-  Kéo scoop coater lên tới đỉnh khung với tốc độ đều, không do dự và chậm.Khi gần tới đỉnh khung bức nhanh scoop coater ra khỏi khung.
- Chú ý khi bức scoop coater ra khỏi khung phải nghiêng coater ra ngoài để emulsion chảy trở lại scoop coater.( emulsion rolls back to the scoop coater)
-                        Tiếp tục làm giống như trên cho phần còn lại của khung.



Left hand holds the screen laying an small angle on a stand or a support with the inner side of the screen kept side down .Right hand holds the center of the scoop coater and tilts it against the fabric from the bottom of the screen.Try to keep always the emulsion horizontal and contact with the fabric.Pull the scoop coater slowly without hesitation on the fabric up to the top of the screen. Then quickly tilt the scoop coater outward and put it back on the table.Do the same way on the inner side of the screen. 
                                       Drying wet coated screens and storage.
          

Hình số 1 bên trái cho thấy cách phơi khung sau khi trán lớp đầu tiên.
Hình số 2 bên phải cho thấy cách phơi khung sau khi trán lớp thứ hai.
                Sau khi trán xong 2 mặt khung, chúng ta phơi khung trên giá (rack) như hình chụp.
    Lưu ý  đặt mặt trong của khung nằm trên; tức là mặt sẽ chứa squeezee ( squeezee side up) để cho emulsion chảy xuống mặt dưới làm cho mặt dưới có lớp trán dày thêm, mạnh thêm và bóng láng thêm.(This technique will give the print side a smooth surface, a heavier and stronger coat ) và cũng rất lý tưởng khi chúng ta đốt khung (ideal for screen exposure to UV light).
   Phòng phơi khung phải có ẩm độ dưới 50 %, nhiệt độ bình thường, không có buị bặm, thoáng khi để hơi nước của lớp tráng thoát ra mau hơn.
   Nếu ẩm độ quá cao, H2O trong không khí sẽ ngăn cách không cho polymer tiếp xúc với sensitizer làm cho stencil sẽ có rất nhiều pinholes.
  Sau khi lớp trán đầu tiên khô, theo kinh nghiệm của người viết bài nầy nên trán thêm một lớp nữa ở mặt ngoài khung rồi phơi mặt đó nằm trên , mặt trong khung nằm dưới (squeezee side down) để ngăn ngừa pinholes.Xem hình số 2.
         - LAYING OUT ART WORK 

     

             Picture number 6. Laying out the positive of art work.
             The top of the table must be a piece of glass with grid.
              Inside the table there is a electric yellow light lamp.
             The screen must be parallel with the table.
             The position of the top registration mark of the art must be inside the pallet of the printing machine.This means the registration mark must be within the squeezee running distance.
      
            EXPOSURE TO UV LIGHT
              Picture number 7 
  EXPOSING OR BURNING COATED SCREENS TO A SOURCE OF LIGHT
CÁCH  ĐỐT KHUNG ĐÃ TRÁNG EMULSION BẰNG ÁNH SÁNG.
Trong nghề nghiệp người ta thường nói burning screen khi muốn đem khung đã tráng sensitized-emulsion có kèm dương bản để phơi ra ánh sáng.
Có hai loại ánh sáng.Ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo.Nếu dùng ánh sáng mặt trời thì khó kiểm soát.
Do đó phải xử dụng ánh sáng nhân tạo.do mình tự thực hiện hoặc mua máy của những nhà chế tạo tuỳ theo hòan cảnh địa phương nơi sinh sống.

Nếu muốn tự mình chế tạo thì làm như sau.
Đóng một hộp gổ có kích thước trung bình 29 x 51 inches.Trong hộp có gắn những bóng đèn fluorescent. Dưới bóng đèn là miếng nhóm chiếu sáng gọi là reflector sheet để dội ánh sáng lên phía trên.Nếu không có miếng nhôm thì dùng giấy sơn màu trắng cũng được.
 Miệng nắp hộp là một tấm kiếng trong sạch,không có tỳ vết.Trên tấm kiếng là nắp đây kín hộp làm bằng một tấm cao su gọi là rubber blanket ăn thông với một máy hút không khí để tấm cao su có thể ép sát vào tấm kiếng và làm cho dương bản được ép sát và lưới khung .
Nắp đậy hộp phải có khóa để kẹp cứng nắp vào hộp khi mở đèn phát ánh sáng đốt khung lụa có kèm dương bản.

Máy phát nguồn ánh sáng mạnh phải mua.
Máy gồm vó 2 phần. Một phần phát ánh sáng  từ bóng đèn và nối với đồng hồ đếm seconds.Thành phần thứ hai là một khung sắt nặng gồm có một tấm kiếng ,một rubber blanket gắn trên nắp đậy ăn thong với máy hút không khí đặt dưới đất bên cạnh.
Làm thế nào để chọn một máy phát ánh sáng tốt ? Máy phải có đèn phát sáng mạnh goị là hight intensity lamp.Tốt nhất nên chọn loại đèn gọi là metal-halide lamp 5000 watt.Nếu dùng loại đèn nầy thì hời gian đốt khung rất nhanh hơn dùng các loại đèn khác như pulse xenon,carbon-arc,mercury vapor lamp.

       DEVELOPING SCREENS   
       Picture number 8
      Spray gently water on the both sides of screens and let them stand about ½ minute.
        Then use fine jet of warm water to wash out everything on the both sides of screens until there is no more wet emulsion left on screens.
        Hand screens against the light to check whether the washout areas are open as required or not.

      BLOCKING OUT PINHOLES        
    Let screens drip for one or two minutes and dry them between newsprint papers.
    Use the compress air to blow out any wet areas of the screens. 
 Còn tiếp