THÂN CHÀO QUÝ BẠN
Blogger nầy chỉ tồn trử kiến thức và kinh nghiệm về nghề “Materials Testing”, “Textile Screen Printing” và “Internet Programming” của một kỹ sư đã phục vụ tại :
* Trung Tâm Khảo sát Kỹ Thuật Quân Nhu /QLVNCH “ & “ Viện Quốc Gia Định Chuẩn/VNCH”
* Xí nghiệp “Hiệp Hưng / VN” ( sãn xuất giày vãi cao su )
"Bradbury Company Inc/USA"(Textile Screenprinting,Imprinted Sportswear Programs) & “Sundance Graphics Inc / USA” ( in bông vãi sợi ) từ năm 1965 để dành cho thế hệ trẻ muốn học nghề.
Vạn Vật Thái Bình (PEACE ON EARTH).

Wednesday, July 24, 2024

JAVASCRIPT LÀM HÌNH DI CHUYỂN ZIGZAG

 JAVASCRIPT LÀM HÌNH DI CHUYỂN ZIGZAG

Chỉ cần thuộc lòng bài nầy thì biết cách làm hình di chuyển ngang, dọc và zigzag

                         ---------------

<html>

<head></head>

 <body>

 <img id="image" ; style="position:relative;left:120;top:200;width:240;height:160"

 src="cum hoa.gif"> 

<script>  

    var loc=100;

    var direction=1; //Nếu chọn direction = 0 thì chỉ có di chuyển ngang mà thôi

    var object=document.getElementById("image")

 function doMove(){   

if(1==direction){loc+=1;  // chạy xuống vì direction là 1

if(loc>=300){direction=-1}}//khi tới 300 thì chạy lên vi direction  là -1

else{loc+=1;

if(loc=20){direction=1;}} // khi tởi 20 chạy xuống        

object.style.top=loc;  if(loc>=400){loc=0} // Nếu thiếu câu nây thì object sẽ di chuyển thăng mà thôi.        

object.style.left=parseInt(object.style.left)+1+"px"// Nếu thiếu câu nây thì object chỉ di chuyển xuống lên.      

      t=setTimeout(doMove,40)}   

 </script>

     <span onclick="doMove()">START</span>

     <span onclick="clearTimeout(t)">STOP</span>

 </body></html>

                                                


GHI CHÚ

<html>

<head></head>

 <body>

 <img id="image" ; style="position:relative;left:120;top:200;width:240;height:160"

 src="cum hoa.gif">

<script>

    var loc=0;

    var direction=1;

    var object=document.getElementById("image")    

function doMove(){     

 if(1==direction){loc+=1; // chạy xuống vì direction là 1

 if(loc>=300){direction=-1}} //khi tới 300 thì chạy lên vi direction là -1

 else{loc+=1;

 if(loc=20){direction=1;}} // khi tởi 20 chạy xuống        

  // object.style.top=loc; if(loc>=150){loc=0} // Nếu thiếu câu nầy thì object sẽ di chuyển thăng mà thôi    

     object.style.left=loc; if(loc>=1000){loc=50} // Nếu chọn câu nầy để di chuyển ngang thi object chỉ di chuyển theo một góc không còn zigzag nữa

 // object.style.left=parseFloat(object.style.left)+2+"px"// Nếu thiếu câu nầy thì object chỉ di chuyển xuống lên.          

t=setTimeout(doMove,20)}  

</script>

     <span onclick="doMove()">START</span>

     <span onclick="clearTimeout(t)">STOP</span>

</body></html>


Wednesday, February 10, 2021

BÀI GÍANG CƠ TIẾNG PHÁP CỦA ĐỨC CAO ĐÀI THƯỢNG ĐẾ NĂM 1926.

Đây là một bài giáng cơ từ Đức Thượng Đế để dạy cho một người Pháp có chức vụ rất lớn đang có mặt lúc cầu cơ.

Vendredi, 17 Décembre 1926 ( Bính Dần) “ DIEU TOUT- PUISSANT qui vient sous le nom de CAO ĐÀI pour enseigner la vérité en Annam.

D...Debout et lis. Je tiens à te dire que rien ne se creé et n’existe sur ce globe sans ma volonté. De pauvres esprits prétendent qu’ils sont dans le secret de Dieu.Or, je ne donne à nul humaine ici-bas la mission d’en faire la révélation.

 Pour venir à moi, il faut des prières.Je ne néglige pas à me manifester quant ces prières sont sincères. Il suffit, pour vous convaincre que je suis bien Jéhovah des Hébreux, le Dieu des Armées des Israélites , le Dieu inconnu des Juifs et le vrai Père de Jésus-Christ, de me prier par ce prètenom CAO ĐAI pour que vos voeux soient exaucés. Tu viens à moi avec un sentiment sincère pour bien faire aux peuples soumis qui te sont confiés. Je te prie alors de protéger cette doctrine à tous tes protégés.C’est la seule qui maintient l’humanité dans l’amour des créatures et vous apporte une paix durable.

                        --------------------------------------

BẢNG DỊCH TIẾNG VIỆT. Trích ra từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2001 


“ĐẤNG THIÊN CHÚA TỐI CAO ,Ngài đến dưới danh hiệu là CAO ĐÀI để dạy chân lý tại xứ An Nam.

D...hày đứng dậy và đọc. Thầy cho con hiểu rằng nếu không có ý muốn của Thầy, thì trên quả địa cầu nầy chẳng có vật chi sanh tồn tất cả. Lại có lắm kẻ đáng thương hại lại tự phụ rằng họ hiểu thấu tất cả lẽ mầu nhiệm của Thiên Chúa.Nhưng Thầy không bao giờ cho một kẻ nào dưới cõi trần nầy tiết lậu thiên cơ cả.

Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện.Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chơn thành. Như thế đủ chứng tò cho con tin Thầy là Đức Jéhovah của dân Hébreux vị chủ tể của quân lực dân Israel, vị Thánh vô danh của dân Do Thái, Đức Đại Từ Phụ của chúa Jesus cứu thế. Con chỉ cần cầu nguyện Thầy với danh hiệu CAO ĐÀI thì sẽ có sự cảm ứng chấp thuận. Con đến đây với tấm lòng thành thật để làm việc phải cho giống dân biết phục thiện hiện đang giao phió cho con.Vậy Thầy nhờ con truyền bá giáo lý nầy cho dân tộc đặt dưới quyền bảo hộ của con. Chỉ có cách đó mới có thể kềm giữ nhơn loại trong tình yêu sanh chúng và đem lại cho con một cuộc đời hoà bình bền bỉ. 

Kỹ Sư Dương Hiển Hẹ aka Henry H Dương CHÉP LẠI VÀ PHÔ BIẾN TRÊN BLOGGER VIẾN QUỐC GIA ĐỊNH CHUẨN VNCH và Blogger Materials Testing Labs  of  VNCH


Sunday, May 26, 2019

LỊCH SỪ QUỘC KỲ VIỆT NAM

LỊCH SỬ QUỐC KỲ VIỆT NAM TỪ NĂM 1770


         Tiêu Chuẩn số 1 của Quốc Kỳ VNCH
          Ban hành ngày 9 tháng 4 năm 1969




GHI CHÚ
 1- Quốc kỳ 1863-1885 gọi là Long Tinh Kỳ lấy tên Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ.
Cờ nầy đầu tiên chỉ dùng cho vua Gia Long từ năm 1802. Nhưng năm 1863, cụ Phan Thanh Giản nhận lệnh của vua Tự Đức đi viêng thăm nước Pháp nên phải mang theo cờ Long Tinh để dự lễ chào quốc kỳ của nước Pháp.Đó là lý do lấy cờ Long Tinh làm quốc kỳ cho nước Việt Nam từ năm 1863.


1   2- Quốc kỳ 1885-1890 gọi là cờ Đại Nam.
Năm 1885 ,vua Hàm Nghi mang cờ Long Tinh đi trốn tại vùng núi Quảng Trị để chống Pháp.
 Thực dân Pháp không muốn vua Đồng Khánh dùng cờ Long Tinh làm quốc kỳ nên triều đình Huế phải chuyển đổi cờ Long Tinh thành cờ Đại Nam. Trên lá cờ có viết hai chữ nho nghĩa là Đại Nam.

     3- Quốc kỳ 1890-1920 .
Vào tháng tám năm 1883  quân đội Pháp chiếm cửa biển Thuận An và buộc triều đình Huế ký hiếp ước hoà bình phải chấp nhận Nam kỳ là thuộc địa của Pháp (Colony of France) còn Trung Kỳ và Bắc Kỳ là vùng đất đặt dưới quyềnbảo hộ của Pháp ( French protectorates ).

Vì muốn đòan kết dân tộc của ba miền Trung Nam Bắc và nghe lời cố vấn của hai vị quan triều đình là Ngô Đình Khả và Nguyễn Hửu Bài, năm 1890 vua Thành Thái ban sắc lệnh vẽ cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ cho Việt Nam.

4-Quốc kỳ 1920-1945.
Năm 1920 vua Khải Định nghe lời của chính quyền Pháp thuộc địa ban sắc lệnh đổi cờ vàng ba sọc đỏ thành cờ vàng có một sọc đỏ rất lớn ở chính giữa để đại diện cho hai miền Trung Kỳ và Bắc Kỳ.Còn Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp .
Cờ nầy được xử dụng trong suốt triều vua Khải Định cho đên triểu vuaBảo Đại tại triều đình Huế dưới quyền bảo hộ của Pháp (Protectorate of France).


5-Cờ Nam Kỳ Quốc 1923-1945.
Năm 1923 miên nam Việt Nam chính thức thành thuộc địa của Pháp, được đặt tên là Nam Kỳ Quốc có chính phủ và quân đội nên có cờ riêng khác với cờ của triều đình Huế.Cờ nầy tồn tại tới ngày 10 tháng ba năm 1945 vì quân đội Nhật lật đổ chính quyền của Pháp tại Đông Dương.


6-Cờ Quẻ Ly trong thời quân đội Nhật chiếm Việt Nam tồn tại từ 11-3-1945 tới 05 - 9 -1945.
Cờ nầy do Thủ Tướng Trần Trọng Kim ban hành treo kèm với cờ của triều đình Huế trong thời gian quân đội Nhật chiếm đóng Việt Nam.
7-Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuất hiện lại từ ngày 02-6-1948.
Sau khi Việt Minh rút vaò chiến khu, chính quyền thuộc đia Pháp kiểm soát toàn bộ nước Việt Nam.Vua Bảo Đại đề cử tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng và xin Pháp cho Việt Nam được độc lập và thống nhất ba miền .
 Ngày 02-6-1948 nội các của Nguyễn Văn Xuân giới thiệu với Pháp cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lả quốc kỳ của Viêt Nam với bài quốc ca kèm theo.
Người phụ trách vẽ cờ Vàng Ba Soc Đỏ là họa sĩ Lê Văn Đệ đã vẽ lại lá cờ đã có sẵn từ năm 1890 vì yêu thích lá cờ nầy đã trải qua hai đời vua có tinh thần yêu nước là vua Thành Thái và vua Duy Tân.


Bỏ nước ra đi tìm đất mới.Nhưng tình yêu Quê chẳng tới lúc nào quên

Sunday, August 12, 2018

PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT QUÂN NHU QUÂN LỰC VNCH


 TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU (TTKS/KT/QN), KBC 3052
 also called :
QUARTERMASTER TECHNICAL INSPECTION AND SPECIFICATION CENTER (TISC)
* Was established in 1954 at Village Hạnh Thông Tây / Gò Vấp, moved to Phú Thọ / Saigon then to # 4 Đồn Đất Street, Saigon in 1969.
It was well equipped with Japan and US made testing machines and apparatus
for performing the quality control of textile and light materials
 mainly used for the Army of the Republic Of Viet Nam before April 30 1975.
* Officer- experts were trained in Yokohama Japan and at US Army Natick Laboratories, Mass,USA.
 * US Army Advisers for budget  aid : QUARTERMASTER Major SULLIVAN (Little Rock city / State of Arkansas) and QUARTERMASTER Captain HENRICH (State of Illinois)

TESTING EQUIPMENT OF TISC(TTKS/KT/QN) BEFORE  APR-30-1975.
           ( Calibrated every 2 years by US Army Calibration Team )
Textile Testers.
  Test method applied : Federal Standard Textile Test Methods. Used for testing textile fibers, yarn, thread, rope, cordage, cloth, and textile products for conformance with the requirements of Federal and Military Specifications.
  * Tensile Strength Tester :  capacity 500kg, made in Japan
  * Tensile Strength Tester : capacity 200kg, made in Japan
  *  Yarn Strength Tester : made in USA
  * Tearing Strength Tester : made in Japan
  * Air Permeability Tester : made in Japan
  * Washing Colorfastness Tester : made in Japan
  *  Light  Colorfastness Tester, carbon electrode : made in Japan
  *  Universal Abrasion Tester : made in Japan
  *  Yarn Twist Tester ; hand operated, made in Japan
  *  Yarn density counter : made in JapanUsed for counting warp and filling yarn of fabric per inch or      centimeter
  *  Crockmeter : made by lab TTKS/KT/QN
  *  Electronic Reflectance Colorimeter : made in USA
 The machine measures the tristimulus of a sample under a calibrated light source then compares with the tristimulus of the standard sample.                                           
  * Textile Microscopes : made in USA                    
KS Miên + KS Hẹ
với Electronic Reflectance Colorimeter
  * Precision Balance : made in USA
  * Color Munsell Books : made in USA
Paper Testers.
  * Bursting Strength Tester : made in USA
  * Folding Endurance Tester : made in USA
  * Brightness and Opacity Tester : made in USA
  * Basic Weight Scale : made in USA
Wood Tester
  * Wood Moisture Meter With Pin : made in USA
Rubber and PlasticsTesters and Specimen Preparation Tools
  * Hardness Tester Shore A : made in USA
  * Hardness Tester Shore D : made in USA
  * Flex Tester( Cut Growth Tester) : made in USA
  * Cutting Press : made in USA
  * One set of Cutting Dies : made in USA
  * Thickness gauges : made in USA
  * Charpy Impact Tester : made in USA.
     It  is used to break a rigid plastic test specimen
  Dart-drop film Tester : made in USA.  It is used to determine the force to break a plaque, sheet, film, pipe, …Dart-drop tester is very popular with many film producers and resin manufacturers.
  * Wooden  Lasts For Standard Shoes sizes
Metal Testers                                                                  
Kỹ sư Miên với Vickers Hardness Tester
* Portable Brinell Hardness Tester : made in USA
* Table Brinell Hardness Tester : made in USA.
*  Vickers Hardness Tester :  made in USA
*  Metallurgical Microscope : made in USA.

OFFICERS WORKED FOR “ Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu
 from 1965 to 30-APR-1975
Commanders : Đào Nguyên Lãng , Nguyễn Bá Mười , Đinh Văn Lai © and
Huỳnh Văn Đôn
Phòng Quân Trang Dụng.
1-Dương Hiển Hẹ 2-Nguyễn Chu Miên 3-Đặng Khải Nghĩa 4-Đỗ Văn Giao 5-Phan Văn Thuỳ 6-Dương Tấn Lợi 7-Đinh Công Bản 8-Đặng Vũ Định © ̣̣ 9-Ái Hồng 10-Trung Úy Thiện 11-Trương Khắc Mẫn 12-Tiền Quốc Cơ13-Nguyễn Văn Hòa 14-Nguyễn Hữu Danh 15-NguyễnThành Công© 16-Khổng Hưũ Phước 17-Dư Quang Thuấn 18-Phạm Công Trọng 19-Dương Trung Hưng 20-Nguyễn Trung Hoa 21-Nguyễn Tấn © 22-Nguyễn Văn Linh 23-Đoàn Minh Quan 24-Nguyễn Đắc Thận
Phòng Thực Phẩm
Vi Sinh
1-Phạm Văn Hà 2-Vũ Duy Đề 3-Bùi Văn Mai 4-Vũ Ngọc Bình 5-Trần Ngọc Quỳnh 6-Nguyễn Võ Mỹ © 7-Nguyễn Cảnh Cửu 8-Đặng Đắc Cảm 9-Nguyễn Quốc Ân 10-Phạm Huy Cường 11-Hoàng Tuấn 12-Trần Đình Tương © 13-Nguyễn Thanh Vân 14-Lê Văn Lâm 15-Đại Úy Tuấn© 16-Trung Úy Trúc
Phòng Thanh Tra
1-Võ Văn Thi 2-Trần Ngọc Sơn 3-Nguyễn Đức Hùng© 4-Tôn Thất Đẩu 5-Võ Hữu Dụng 6-Lê Công Huyện 7-Võ Ngọc Thac̣h 8-Võ Tấn Quan 9-Lê Gia Lợi © 10-Nguyễn Văn Mười
11-NguyễnTrung Trực 12-Nguyễn Văn Ức 13-Thiếu Úy Hạnh 14-Thiếu Úy Phước
Ph̀òng Hành Chánh
1-Trần Hữu Đồng 2-Nguyễn Văn Trọng 3-Nguyễn Thanh Long
© : deceased
US Army Advisers for budget aid
1- QUARTERMASTER Major SULLIVAN (Little Rock city / State of Arkansas)
2- QUARTERMASTER Captain HENRICH (State of Illinois)

Lt Colonel Huỳnh Văn Đôn was the last commander, politically detained for 9 years in
the Communist Re-Education Camp after April-30-1975.
Other officers were also detained but in shorter time than Colonel Đôn
because of their technical laboratory jobs


Công việc đã đảm nhận :

·    Viết tiêu chuẩn các mặt hàng vải vóc,giấy gổ,kim loại,và quân trang dụng
·    Thực hiện trắc nghiệm kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn đã sọan thảo của
    Quân  Nhu, tiêu chuẩn Liên Bang Mỹ , tiêu chuẩn Nhật JIS và tiêu chuẩn Pháp .
·   Thanh tra sãn xuất quân trang dụng và thực phẫm với tính cách chuyên viên kỹ thuật.
·     Làm hội viên kỹ thuật trong hội đồng kiểm thâu cùng với Cục Mãi Dịch Quân Đội .
·     Hội viên trong hội đồng sọan thảo tiêu chuẩn quốc gia của Viện Quốc Gia Định
    Chuẩn
·    Viết dự án đặt mua máy trắc nghiệm hằng năm.
·    Thực hiện trắc nghiệm dã chiến bằng cách đề cử sĩ quan chuyên viên tới các đơn 
    vị chiến đấu.
·    Tìm hịểu ưu khuyết điểm của quân trang dụng và thực phẫm.để có kế họach cải tiến.

Với nhiệm vụ được giao phó,TTKSKT/QN cần phải có những sĩ quan có ngành nghề chuyên môn bậc đại học thông thạo ít nhất một ngoại ngữ Pháp hoặc Anh để tham khảo xử dụng tài liệu kỹ thuật  nước ngoài và bậc trung cấp kỹ thuật.
Sau một thời gian phục vụ,các sĩ quan cần được gửi ra nước ngoài tu nghiệp để có thể đáp ưng kịp với trình độ tiến bộ của thế giới.

Trung Tá Huỳnh Văn Đôn là Chỉ Huy Trưởng cuối cùng củaTrung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu KBC 3052

Phòng Quân Trang Dụng
Từ trái sang phải.
Hàng sau : KS Bản, CV Thạch, CV Lợi, KS Hẹ
Hàng trước : Thượng Sĩ Chí, Họa Sĩ Hiển, KS Thiện, KS Miên, KS Ái Hồng


Riêng Thượng Sĩ Chí (xem hình) của Trung Tâm được Quân Nhu của Quân Đội Miền Bắc cho tiếp tục làm công việc cũ của trắc nghiệm viên.

---------------------------------------------------------

Sĩ QUAN CHUYÊN VIÊN  “Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu KBC 3052
ĐỊNH CƯ TẠI ÂU MỸ SAU NGÀY 30-4-1975 
Officers of TISC settled in USA after Apr-30-1975

Từ  trái sang phải.
Hàng trước : Lợi (Paris),  Dụng , Thanh Long, Hẹ
Hàng sau : Hà, Trg tá Đôn, Trg tá Mật, Thi, Đẩu, Sơn, Đồng.
Hình chụp ngày 11-7-2009  tại nhà Thanh Long ở Bolsa

                                      ---------------------------------------------------------------------

Những Sĩ  Quan Chuyên Viên Đã Từ Trần.
* Thiếu Uý Kỹ Sư Nguyễn Võ Mỹ bị trúng mảnh đạn B40 khi canh gác doanh trại TTKSKT/QN lúc còn đồn trú tại đường Lê Đại Hành Phú Thọ đêm Tết Mậu Thân năm 1968.
Trung Úy Chuyên Viên TUÂN từ trần  gần nhà tại Gò Vấp vào sáng sớm Tết Mậu Thân năm 1968 trên đường đi đến doanh trại.
* Trung Uý Chuyên Viên Nguyễn Tấn từ trần tại Trại Cải Tạo tập trung năm 1975 vì kho đạn Long Bình nổ.
* Trung Úy Kỹ Sư Đặng Vũ Định từ trần tại Paris vì bịnh.
* Trung Uý chuyên Viên ngành hội họa Nguyễn Thành Công từ trần tại VN vì bịnh.
Trung Uý Kỹ Sư Trần Đình Tương từ trần tại USA vì bịnh.
* Trung Uý Kỹ Sư Buì Văn Mai từ trần tại VN vì bịnh.

                                                THẾ GIAN LÀ GIẤC MỘNG DÀI

 Những Sĩ Quan Chuyên Viên sau đây mất liên lạc,  không biết còn tại thế hay đã từ trần.

Đinh Công Bản ,Trung Úy Thiện ,Nguyễn Văn Hòa , Dư Quang Thuấn ,Phạm Công Trọng ,Dương Trung Hưng ,Nguyễn Trung Hoa, NguyễnTrung Trực ,Nguyễn Văn Ức ,Thiếu Úy Hạnh ,Thiếu Úy Phước

Updated  ngày 12-July-2018

Thiếu Úy NGUYỄN TRUNG TRỰC hiện đang là cư dân tại Germany.


Tuesday, May 15, 2018

ĐỊNH CHUẨN ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NGHỆ

Black and Brown Postage Stamps Created By VQGĐC Before 1975

ĐÂY LÀ HÌNH VẼ NHỮNG CON TEM BƯU ĐIỆN CỦA VIỆN QUỐC GIA ĐỊNH CHUẨN DỰ ĐỊNH SẼ CHUYỂN QUA BƯU ĐIỆN TRUNG ƯƠNG ĐỂ PHÁT HÀNH NHẰM QUẢNG BÁ :
" PHẨM CHẤT TAO THỊNH VƯỢNG VÀ ĐỊNH CHUẨN ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NGHỆ."
MONG ƯỚC KHÔNG THÀNH VÌ ĐÃ XÃY RA BIẾN CỐ LỊCH SỮ NGÀY 30-4-1975.

                             
Colored Postage Stamps Created By VQGĐC Before 1975

  ( Tài liệu do Msc Phí Minh Tâm /USA cung cấp)

Sunday, May 13, 2018

NHỚ ƠN NGƯỜI CHỊ TUYỆT VỜI

NHỚ ƠN NGƯỜI CHỊ TUYỆT VỜI
Tình cờ, người viết bài nầy gặp được tập tài liệu "Những kỹ niệm về trường trung học NGUYỄN KHUYẾN-TRÀ BẮC. Thơì gian 1947-1949.Nhà Xuất Bản Thanh Niên"
Trong tài liệu trên có một đọan mà sau khi đọc xong, người viết bài này tóm gọn như sau.  
“Trước đệ nhị thế chiến, làng Hội Khê rẫt trù phú,có nhiều khu nhà xây cất theo kiểu mới trên nền cao. Nhà có nhiều phòng với nhiều cửa sổ.
Thời đó, lớp đệ Tam trung học có khỏang 30 học sinh,không có nữ sinh. Một số học sinh lớp đệ Tam quê Hải Hậu,Giao Thuỷ và Trà Bắc được chuyển về làng Hội Khê để học tại trường mới mở thêm.Lớp học đặt tại từ đường nhà của cụ 
Cả BẬT. Có năm học sinh được cho tạm trú tại một căn nhà bên cạnh lớp học.Nhưng khi ăn uống thì qua nhà của bà Hội Cẩn.
Bà Hội Cẩn có rất nhiều nhà xây quay quần với nhau thành một  khu vuông vức theo hình chữ Điền (chữ của người Trung Hoa).
Bà có cô gái lớn học tại trường Sacré Coeur ở phố Hàng Sũ Nam Định hiện nay là phố Phan Đình Phùng. Người con cả của bà đổ bằng tiểu học khi nói chuyện thường nói thêm vài câu tiếng Pháp.”
                       ------------------------------------
Người viết bài nầy biết rất rõ cô gái lớn của bà Hội Cẩn thời đó hiện nay chính là  "Người Chị Tuyệt Vời" tuổi 90 đang là cư dân tại bang California Hoa Kỳ. 

Hình chụp ngày 20-Oct-2017 tại Santa Ana,Orange County,California,USA
Người Chị Tuyệt  Vời cho người viết bài nầy biết thêm cụ Cả Bật là ông bác ruột của chị đã cho học trò tới tạm trú không lấy tiền. Bà chi dâu cuà Người Chị Tuyệt Vời lo nấu cơm cho học trò tạm trú ở nhà bên cạnh qua ăn.
Làng  Hội Khê  trước đệ nhị thế chiến ở cuối huỵên Xuân Trường, giáp Hải Hậu và Giao Thuỷ.
Nay làng đổi tên thành "Thôn Hội Khê Ngoại " thuộc xã Hải Nam, huyện Hải Hậu ,tỉnh Nam Định.

HUYỆN HẢI HẬU THEO TÀI LIỆU WEBSITES
"Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy."
             ----------------------------------------------

 ĐỌC  “ NGƯƠÌ CHỊ TUYỆT  VỜI ”  THỬ TÌM XEM LÀ AI VẬY ?
Hình chụp "Người Chị Tuyệt Vời" năm 1958 tại Saigon

LÀNG “HỘI KHÊ NGOẠI “, NƠI CHỊ SANH RA TRONG THƠÌ PHÁP THUỘC  .
TRƯỜNG “THÁNH TÂM “LÀ CHỖ CHỊ HỌC LÚC TUỔI THƠ.

GẦN GIÒNG SÔNG MANG TÊN “NINH CƠ “ ĐỖ RA BIỂN CẢ
THEO NƯỚC CUỐN VÀO NAM ĐỂ TÌM ĐẾN MIỀN ĐẤT TỰ DO.

ĐƯỢC CHỖ ĐINH CƯ AN LÀNH, CHỊ TẬN TỤỴ LO LÀM ĂN.
GIỬ VỮNG NGHỀ XƯA VẪN TIẾP TỤC ĐẾN LỚP DẠY HỌC TRÒ.

NHỜ VỐN ĐỂ DÀNH CỦA BÀ NGOẠI CHO LÚC CHỊ  RA ĐI,
HỢP TÁC LÀM ĐỒ NHÔM, MUA XE CŨ TẠO THÀNH  XE TAXI,

CHO TÀI XẾ THUÊ MƯỚN NHƯNG KHÔNG ĐÒI ĐẶT TIỀN THẾ CHÂN 
DỰNG ĐƯỢC NHÀ LẦU TRÊN ĐƯỜNG NGUYỄN HUỲNH ĐỨC PHÚ NHUẬN,

CHĂM SÓC MẸ GIÀ BỊNH BẠI LIỆT, NUÔI ĐÀN CON THƠ DẠI 
KHUYẾN KHÍCH HÔN PHU TIẾP TỤC THEO ĐƯỜNG HỌC VẤN.

NÊN GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC, ĐƯỢC  SUNG TÚC,  SỐNG AN VUI.

                                ---------------------------

NHỚ LẠI MỘT HÔM VÀO BUỔI GẦN TRƯA ,TRỜI HÈ NẮNG ĐẸP.
CHỊ RA TRƯỚC NHÀ ĐỨNG GẦN BỜ RÀO NHÌN NGƯỜI QUA LẠI.
CHỢT THẤY MỘT THANH NIÊN DÁNG TỰA SINH VIÊN DẮT XE ĐẠP TỚI. 

CHỊ NHANH LẸ LIỀN HỎI CẬU ĐANG MUỐN TÌM NHÀ AI VẬY ?
“TÔI MUÔN KIẾM NHÀ ĐỂ TRỌ HỌC”, CHÀNG DẮT XE HỚN HỞ TRẢ LƠÌ.

MẶT PHÚC HẬU VỚI NỤ CƯỜI DUYÊN DÁNG, CHỊ LIỀN ĐÁP LẠI:
“NHÀ TÔI  ĐÂY TRÊN LÂÙ BỎ TRỐNG, CẬU VÀO XEM CÓ Ở ĐƯỢC KHÔNG ?”

BƯỚC THEO CHỊ, CHÀNG LÊN LẦU, THẤY PHÒNG RỘNG ĐẸP MUỐN TỚI Ở NGAY 

 SAU HÔM ĐÓ MỘT NGÀY, CHÀNG DẮT BA NGƯỜI BẠN TỚI CÙNG TRỌ HỌC.
CẢ THẢY BỐN NGƯỜI ĐANG HỌC NĂM CUỐI, CÙNG MỘT TRƯỜNG NHƯNG KHÁC LỚP CAO ĐẲNG SÚC, NÔNG, LÂM.

CHỊ KHÔNG LẤY TIỀN THUÊ PHÒNG MÀ CÒN CHO MỖI NGƯỜI MỘT ĐÈN HỌC VÀ BÀN GHẾ SẠCH SẼ TỊÊN NGHI.

PHÒNG RẤT RỘNG . TẤT CẢ CỬA SỔ VÀ CỬA RA VÀO ĐỀU CÓ LƯỚI NGĂN CHẤN RUỒI MUỔI.



Thẻ sinh viên năm 1963

HÈ MỘT CHÍN SÁU TƯ (1964), CẢ BỐN NGƯỜI ĐỀU NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP KỸ SƯ.
GIẢ TỪ CHỊ, CHIA TAY NHAU ĐỂ ĐI NHẬN VIỆC LÀM XA.

KỸ SƯ ĐOÀN NGỌC ĐÔNG, KỸ SƯ NGUYỄN MINH VÀ KỸ SƯ NGUYỄN HÒA VỀ LẠI 
MIỀN TRUNG ,CẢ BA NGƯỜI LÀM TRƯỞNG TY VÀ GIÁM ĐỐC .

KỸ SƯ DƯƠNG HIỂN HẸ LỚN TUỔI ĐƯỢC LỆNH GỌI TÒNG QUÂN VÀO QUÂN TRƯỜNG SĨ QUAN BỘ BINH THỦ ĐỨC.

HƠN MỘT THÁNG TRƯỚC NGÀY VÀO QUÂN TRƯỜNG THEO LỆNH NHẬP NGŨ KHÓA 19 /SQTB/TĐ.

CHỊ HỚN HỞ VÀ NHIỆT TÌNH NHẬN LÀM MỘT THÀNH VIÊN CỦA GIA ĐÌNH CẬU SINH VIÊN DẮT XE ĐẠP ĐI TÌM CHỖ TRỌ MÀ CHỊ ĐÃ GẶP NĂM TRƯỚC.
RỒI RẤT VUI MỪNG LO TỔ CHỨC LỄ THÀNH HÔN CHO CẬU VÀ ĐÓN CÔ DÂU VỀ NHÀ CHỊ TẠM THỜI TRONG VÀI GIỜ.

Trên lầu nhà số 277 Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, Saigon của
Anh Chị Lê Thanh Nhã có trồng hoa Thiên Lý.
 Hình chụp Dương Hiển Hẹ sau ngày tốt nghiệp kỹ sư hè năm 1964
                                    -----------------------------------

CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT CHÍN SÁU BA (1963 LẦN HÔÌ NHỚ LẠI.
NHỚ CÀNG NHIÊÙ, CÀNG THẤY CẢM XÚC KHÔNG CẦM ĐƯỢC LỆ TUÔN RA.

NHÌN CHUNG QUANH RỒI NAY NGẪM NGHĨ  ĐẾN TA,
ĐÃ KHUẤT BÓNG LÂU RỒI NHIỀU BẠN GIÀ CÙNG LƯÁ TUỔI.

 BỐN SINH VIÊN CÓ CHỖ Ở TRỌ ĐỂ HỌC HÀNH, NHỚ ƠN CỦA CHỊ,
VÀ BIẾT RÕ TÂM HỒN CHỊ THƯỜNG HAY MUỐN RA TAY GIÚP ĐỞ
NHỮNG HỌC TRÒ HIẾU HỌC ĐƯỢC THÀNH ĐẠT ĐỂ XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG.

Hình chụp ngày 16-7-1964 rước cô dâu
 về nhà số 277 Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, Saigon

                              
Trên sân thượng nhà Má của cô dâu số 111 đờng Bàn Cờ Saigon ngày 16-7-1964.
Từ phải sang trái, người thứ là BÀ CHỊ TUYỆT VƠÌ

                                 HƠN NỮA THẾ KỶ, BỔNG DƯNG NAY GẶP LẠI,
                                 NGƯƠÌ CHỊ XƯA, KỸ NIỆM CŨ CHỢT HIỆN VỀ 
                                 CUỐN THEO THƯƠNG NHỚ TRÀN TRỀ,
                                 CHẴNG GÌ CAO QUÝ BÂY GIỜ GẦN NHAU.
                              Henry H Dương

                               -----------------



Kỹ niệm ngaỳ sanh nhựt cuối năm 2017

                         ---------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Hòa                           
Hamburg – Germany 
Kính gởi: chị Nhã
(nhờ Bạn Hẹ chuyển đọc cho chị Nhã nghe) 
Chị Nhã thân kính ơi, 
Em là Nguyẽn Hòa, hồi còn là sinh viên Nông Lâm Súc ở Sàigòn, tụi em gồm 4 đứa là Hẹ, Đông, Minh và em là Hòa được anh chị cho trọ học tại nhà anh chị trong năm 1963-1964.
Em được biết tin chị ở Hoa Kỳ là do 3 người bạn của em báo tin. Em rất mừng. Không nghe các bạn nhắc đến anh Tâm. Ba người bạn thân của em đều định cư tại Mỹ, chỉ riêng em là ở Hamburg, Đức quốc mà thôi. Chúng em có gặp mặt nhau một lần ở Cali.
Nghe chị đã thọ trên 90 tuổi, dĩ nhiên sức khỏe cũng bị suy giảm. 
Chị Nhã ơi,
Em nhớ anh chị và mường tượng những gương mặt trẻ trung của anh chị thời tụi em còn sinh viên. Em chỉ còn nhớ đến cháu Thanh, có lẽ hồi trước cháu hay theo em để nghe đàn hát cho vui trong nhà, vì thế chị thường nói đùa là cho bé Thanh làm con nuôi của cậu Hòa. Còn đứa cháu trai tên gì chị nhỉ? Tiếc quá trí nhớ của em cũng mòn dần theo năm tháng. Còn cậu em của anh chị thường hay ghe nhà nữa. Chà quên hết rồi. Mấy cháu bây giờ chắc đều có gia đình rồi, con cái đùm đề cả chứ gì.
Kỷ niệm vui nhất, là Tết năm cuối cùng học Đại Học, hình như Tết năm 1963, em xin phép ba mẹ được ở lại Saigon xem Tết nơi đây ra sao. Tối 30 em cùng bạn gái đi chơi, chị dặn em nhớ về đúng giao thừa để “đạp đất” nhà chị. Không hiểu năm đó nhà anh chị có gì vui và may mắn như chị mong muốn không ? 
Chị Nhã ơi,
Nếu có dịp qua Mỹ, em sẽ nhờ bạn Hẹ dẫn đến thăm chị ngay.
Chị cố gắng giữ gìn sức khỏe nghe. Luôn vui cười để sống. 
Cầu xin Thiên Chúa ban phúc lành cho chị.
Năm mới cầu chúc chị được mọi an bình.
Đứa em ngày trước vẫn luôn nhớ đến gia đình anh chị.
(Nguyễn Hòa)
Hamburg, ngày 28.12.2017

         *****************
 Thư ”Nhỏ ỏn ngủỏi chị tuyệt vỏi” của sủ huynh Dủỏng Hiển Hẹ “ thật cảm động vô cùng vì sau hỏn năm thập kỷ đả trôi qua ,vật đổi sao dỏi,ngủỏi mất kẻ tản mát khắp bốn phủỏng trời ,huynh vỏi tấm lòng tri ân nên đả tìm gặp đưỏc ân nhân  thật là “huyền diệu”.
Cầu chúc bốn sư huynh Hẹ, Đông, Minh và Hòa cùng “Ngủỏi chị tuyệt vỏi ” Năm Mỏi Mậu Tuất nhiều sủc khoẻ và có dịp trùng phùng tại Cali.
Kính mến
Ninhvu/Canada
17-Jan-2018
************************** 
THÂN MẾN GỬI QUÝ BẠN
CHẮC QUÝ BẠN CÒN NHỚ  RỎ HỌC TRÒ MIỀN TRUNG VÀO SAIGON ĐI HỌC NẾU KHÔNG CÓ BÀ CON HAY NHỮNG NGƯỜI QUEN BIẾT SẼ KHÓ TÌM ĐƯỢC CHỖ Ở TRỌ NHƯ MONG MUỐN.

NĂM 1961,chúng tôi gồm 5 đứa  Đoàn Ngọc Đông,Nguyễn Minh, Nguyễn Hoà̉, Lương Trọng Hiệp và Dương Hiển Hẹ.Tôi đã mất gần cả tuần đạp xe đạp lang thang tìm chỗ ở trọ vừa ý cho 5 đứa. 
Tôi được quý bạn bầu làm chủ hộ, đã phải thay đổi 4 chỗ ở trọ. 

Cuối cùng hè năm 1963  tìm được m̀ột  chỗ hoàn toàn thuận lợi và đầy tình thương của người chủ nhà.
XIN MỜI QUỴ BẠN THĂN THƯƠNG ĐỌC BÀI "NGƯƠI CHỊ TUYỆT VỜI".
Kính Chúc Bình An.
HDG

NHẬT KÝ VỀ NHỮNG NGÀY TÌM CHỖ TRỌ HỌC TẠI SAIGON NĂM 1961
Ngày 30-11-1961.
Có chỉ thị cấp Cao Đẳng sẽ dời về Saigon lúc 5.15 giờ sáng ngày 10-12-1961.
Ngày 3-12-1961.
Trường trở nên vắng lặng vì sinh viên khoá II đã về Saigon.Ngồi trong phòng nhìn qua cửa kính,bên ngoài vạn vật im lìm, tôi cảm thấy buồn và luyến tiếc phải rời khỏi ngôi trường nầy mặc dâu chỉ sống nơi đây trong khoảng một tháng.
Ngày 4-12-1961.
Ông Tổng Giám Thị báo tin sẽ đưa một số sinh viên khoá III về Saigon.Lúc đầu tôi định chưa chịu đi vì chưa nhận được số tiền cơm còn dư thừa.Về Saigon nếu không có đủ số tiền tôi thiểu trong túi thì sẽ vào cảnh khốn khổ.
Đến 8.30 giờ sáng,nhà trường cho biết sẽ cho mỗi sinh viên nhận 1000 đồng.
Tôi vội quay vào phòng ngủ thu dọn hành trang trong vòng 20 phút.
Xe rời Blao vào lúc 10.15 giờ sáng xuôi về miền Nam.
Tới Saigon,chúng tôi gồm có Minh, Hòa, Hẹ tới tạm trú tại nhà người anh rể của bạn Lương Trọng Hiệp ở đường Trương Minh Giảng.Chúng tôi trải chiếu nằm ngủ trên sàn đất.
Ngày 5-12-1961.
Sau khi dùng điểm âm tại một quán giải khát ở gần chợ Trương Minh Giảng, bạn Minh và tôi cùng đáp xe bus lên Saigon.Rôì từ Saigon,chúng tôi đáp xe bus về ngã tư Bảy Hiền để tìm những người bà con của ban Minh.
11.30 giờ chúng tôi chia tay nhau,bạn Minh đau chân không thể đi nữa.Còn tôi đi tìm nhà bạn Đoàn Kim Cẩn ở Hoà Hưng.Gặp Cẩm,tôi hỏi chuyện học hành và chỗ ở trọ.Sau 20 phút lưu lại tại nhà Cẩm,tôi đi bộ tới góc đường Hoà Hưng Lê Văn Duyệt để đợi xe bus.Tại đây tôi cảm thấy đói bụng quá nhưng tự nhủ rán chờ về ăn cơm trưa tại Quán Anh Vũ.Nhưng vẫn cảm thấy quá khó chịu vì đói nên tôi bằng vào dùng cơm trưa tại Quán Cơm Xã Hội.Bữa ăn giá 5 đồng gồm ba món nhưng các món đều có muì khó chiụ.Cơm thì khê cháy.Những người ngồi ăn quát ầm lên vì cơm thiu.Đây là lần đầu tiên tôi vào Quán Cơm Xã hội, cảm thấy mình giống như người bần cùng mà tôi chưa từng trải qua trong quá khứ lúc còn ở miền Trung.Đời sống ở Saigon quá chênh lệch khác hẳn với miền Trung Huế, Đà Nắng.
Ăn xong cơm chiều,tôi trở lại nhà bạn Hiệp nhưng Hiệp đang có khach.Tôi rủ bạn Hoà cùng đi xem chỗ tôi định thuê ở trọ tại đường Yên Đỗ.
Ngày 8-12-1961.
Chiều tôi cùng với bạn Đông đạp xe về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm chỗ ở trọ nhưng không thành công.Chúng tôi rủ nhau lên Phú Thọ , ghé lại Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ.Nơi đây tôi gặp bạn Tôn Thất Tụng học kỹ sư công chánh đang đi thực tập về.Bạn Đông và tôi đạp xe theo bạn Tụng về Đại Học Xá Minh Mạng Chợ Lớn.
Ngày 9-12-1961.
Suốt ngày ở nhà.Tối,Minh,Hiệp và tôi đạp xe tìm chỗ ở trọ nữa nhưng không tìm được.
Ngày 10-12-1961.
Sáng sớm sau khi ăn điểm tâm xong,tôi và Minh đạp xe đi tìm chỗ ở trọ nữa.Sau nhiều lần dọ hỏi chúng tôi tìm được chỗ vừa ý có số nhà 220/1B đường Trương Minh Giảng.

Hình chụp tại nhà số 220/1B Trương Minh Giảng Saigon Năm 1962-1963
Từ trái sang phải Minh, Đông, Hẹ, Hoà
Ngày 11-12-1961.
Đến trình diện tại Nha Học Vụ lúc 7.30 giờ sáng.Trưa dọn tới chỗ ở mới 220/1B Trương Minh Giảng.Chiều đi học ở Thảo Cầm Viên.Tối ,viết thư về Ba Má.

update  07- Mar-2018

Kinh thăm chi Thanh Nhã 
Hiện em đang ở San Jose, tuần tới sẽ trở về lại Orange County muốn đi thăm chị và nhiệt tình kính mời chị đi ăn cơm trưa kỹ niệm hội ngộ đầu năm Mậu Tuất 2018 tại một nhà hàng do chị chọn giùm em.

Chúng em Nguyễn Hoà, Đòan Ngọc Đông và Nguyễn Minh rất mừng khi biết bạn Dương Hiển Hẹ (aka Henry Duong) thường xuyên vào mỗi buổi sáng tới giup đở chị ở tuổi trên 90 tránh được bịnh não bộ lú lẫn hay trầm cảm không cần uống thuốc như bác sĩ đã cho toa trong thời gian trước đây.

Do Henry hướng dẫn chị , hiện nay chúng em biết rỏ chị đã biết xử dụng computer để viết chữ Việt có dấu, biết vẽ và tô màu với computer, biết mở đọc những tin tức báo chí Việt Ngữ và những đề tài hay tài liệu về bịnh tật hoặc thuốc chữa bịnh trên website mà chị thắc mắc muốn tìm hiểu.
Sở dĩ chị đang làm được như vậy là do não bộ của chỉ còn rất tốt không lú lẫn,trí nhớ phân biệt còn chính xác.
Rất it thây người già trên 90 tuổi có khả năng giống như chị.

Hồi nhớ lại niên khoá 1963-1964, chúng em gồm bốn đưa đang học năm cuối cùng tại Trường Cao Đẳng NLS Saigon, rất may mắn được chị cho ở trọ miễn phí trên lầu rộng mát và tiện nghi.Ruồi muổi không lọt vào phòng vỉ có lưới ngăn chận,mỗi người có một đèn bàn điện sáng.
Thời còn học tại Huế,chúng em ở trọ phải đốt đèn dầu hôi để học bài nên mỗi sáng sợm khi thức dây lổ mủi đen lòm vì khói đèn.

Em cũng còn nhớ lúc học giai đoạn một tại Trường SQTB Thủ Đức,em gặp anh Tâm hôn phu của chị đang làm việc tại văn phông hành chánh của quân trường đa giúp em xin phép về thăm gia đình ở Pleiku hai lần.
Vợ em tốt nghiệp sư phạm tại Trường Sư Phạm Qui Nhơn.Nơi đây có giáo sư Lê Ngọc Linh là em ruột của chị.

Sau khi lập gia đình, vợ chồng em có đến thăm anh chi vài lần rồi từ đó xa cách nhau cho đến bây giờ mới gặp lại chị tại Santa Ana,Orange County,Ca,USA.
Em kính chúc chị bình an mãi mãi.
Nguyễn Minh